Không còn thời gian để lưu giữ chứng tích bom nguyên tử tại Nhật Bản?

Đã 75 năm trôi qua, Hiroshima và Nagasaki vẫn đang cố gắng lưu giữ lại ký ức của những người còn sống sót sau vụ đánh bom nguyên tử của Mỹ. Đối với họ, những hình ảnh ám ảnh về ngày định mệnh đó vẫn còn sống động sau 75 năm.

8:15 sáng ngày 6/8/1945, khoảng 350.000 người ở Hiroshima chỉ vừa mới bắt đầu một ngày mới, một quả bom Uranium có biệt danh Little Boy đã rơi xuống. Vụ nổ cách thành phố 580 mét, giết chết khoảng 70.000 người.

Ba ngày sau đó, vào 11:02 sáng ngày 9/8/1945, quân đội Mỹ đã thả tiếp một quả bom Plutonium, có tên mã là Fat Man ở Nagasaki. Nó phát nổ ở độ cao 503 mét, giết chết thêm 40.000 người khác.

Hậu quả của bức xạ tiếp tục giết chết số người lên đến gấp đôi vào cuối năm đó.

Vụ đánh bom nguyên tử ở Hiroshima đã tạo ra một đám mây hình nấm có thể nhìn thấy cách đó hơn 10 km.  |  KYODO
Vụ đánh bom nguyên tử ở Hiroshima đã tạo ra một đám mây hình nấm có thể nhìn thấy cách đó hơn 10 km. 

Những người sống sót thường hay mô tả lại những gì họ làm vào buổi sáng mùa Hè đó, trước khi nhìn thấy một tia sáng rực rỡ, đốt cháy các bức tường và đường phố.

Tiếng nổ điếc tai làm bất tỉnh những người sống sót, rồi tỉnh lại với một địa ngục mưa đen, lửa hoành hành, những dòng sông đầy xác chết và một chuỗi vô tận những bóng ma, giống như ma quỷ đang cầu xin nước.

Vụ nổ xé toạc các tòa nhà, đánh bật các xe điện khỏi đường ray và ném xác người ra như những con búp bê rách. Thủy tinh nổ tung các cửa sổ, làm cháy da, những ngôi nhà sụp đổ, giữ chặt hàng nghìn người khi ngọn lửa bùng lên.

Bức xạ phát ra làm thay đổi DNA của tất cả những ai tiếp xúc với nó, rất nhiều người trong số đó đã ra đi vĩnh viễn những tuần tiếp đó. Trong tổng số 214.000 người thiệt mạng, nhiều người là nhân viên cứu hộ, hi sinh khi nỗ lực cứu mạng người khác.

Quả bom ở Nagasaki đã phát nổ trên thung lũng Urakami, cách điểm mục tiêu dự định 3km về phía tây bắc, tàn phá một khu vực công nghiệp, và phần lớn khu thương mại.

Vụ đánh bom nguyên tử đã phá hủy khoảng 12 km² của Hiroshima, cướp đi khoảng 70% các tòa nhà trong khu vực.
Vụ đánh bom nguyên tử đã phá hủy khoảng 12 km² của Hiroshima, cướp đi khoảng 70% các tòa nhà trong khu vực. 

Ở Hiroshima còn tồi tệ hơn. Mặc dù quả bom rơi tại đây yếu hơn đáng kể so với tải trọng 21 kiloton của Fat Man, chỉ ở mức 16 kiloton. Nhưng Little Boy đã phát nổ ngay phía trên trung tâm thành phố – một vùng đồng bằng được bao quanh ba phía bởi các ngọn núi – làm khuếch đại lực nổ.

Khi bụi tan đi, khoảng 12 km² của thành phố Hiroshima nằm trong đống đổ nát, cướp đi khoảng 70% tổng số các tòa nhà trong thành phố.

Cư dân của Hiroshima biến mất, tất cả còn lại là một vùng đất hoang tàn cùng với đá vụn, những cái xác chồng chất, những người bị thương mất người thân.

Người sống sót phải vật lộn với những căn bệnh bí ẩn và bất ổn do tiếp xúc với bức xạ. Họ dễ mệt mỏi, không thể làm việc trong nhiều giờ như bình thường. Có người ban đầu vẫn ổn, nhưng rồi đột nhiên ngã bệnh và chết sau đó.

Sự phân biệt đối xử bắt đầu ngay sau đó, Keiko Ogura nói. Năm nay bà 83 tuổi, bà sống sót sau vụ đánh bom ở Hiroshima khi mới lên 8. Nếu chúng tôi thừa nhận mình là người sống sót sau vụ nổ, việc kết hôn hoặc tìm việc làm trở nên khó khăn, vì vậy chúng tôi đã ngừng nói về nó và cố quên đi”.

Ánh sáng từ đống đổ nát

Dù những người còn sống sót ở Hiroshima, phải chiến đấu với nhiều loại bệnh tật do tiếp xúc với phóng xạ, nhưng họ vẫn bắt đầu xây dựng lại mọi thứ ngay lập tức.

Một khu chợ đen sôi động mọc lên ngay bên cạnh ga Hiroshima, giữa đống đổ nát, mọi người đã làm tất cả những gì họ có thể.

Hiroshima trở thành thành phố thứ hai ở Nhật, sau Sapporo lập ra một kế hoạch đô thị, với một hội đồng người dân được thành lập ra để giám sát việc tái thiết. Một điều mà tất cả các thành viên trong hội đồng đều đồng ý là, Hiroshima phải trở thành một “thành phố của hòa bình” – một quan điểm được chia sẻ bởi nhiều người sống sót, trong tiếng Nhật, những người này được gọi là 被曝者 (hibakusha).

Vào ngày kỷ niệm đầu tiên của vụ đánh bom, người dân Hiroshima đã đặt những chiếc đèn lồng nổi trên sông Motoyasu, bên cạnh mái vòm bom A, để tưởng nhớ những người đã chết trên sông của thành phố, khi họ chạy trốn ngọn lửa. Năm sau đó, vào cuộc bầu cử đầu tiên của thành phố, Shinzo Hamai, đứng trong Công viên Tưởng niệm Hòa bình và đọc một bản tuyên bố hòa bình từ Hiroshima. Và đó vẫn là truyền thống của thành phố hàng năm vào ngày 6/8 cho đến nay.

Đài kỷ niệm trong công viên Tưởng niệm Hòa bình ở Hiroshima với hàng chữ “安らかに眠って下さい 過ちは繰り返しませぬから”
Đài kỷ niệm trong công viên Tưởng niệm Hòa bình ở Hiroshima với hàng chữ “安らかに眠って下さい 過ちは繰り返しませぬから”

Vào năm 1950, tiền được ném vào thùng rượu rỗng, gây quỹ cho việc tạo ra Hiroshima Carp, đội bóng chày nổi tiếng của thành phố. Còn những người bán hàng ở chợ đen bắt đầu phục vụ một cơn sốt ẩm thực mới gọi là お好み焼き (okonomiyaki), một loại bánh crepe thơm ngon, đã trở thành món ăn đặc trưng của thành phố.

Khi Hiroshima Carp ra đời, những người sống sót như chúng tôi nghĩ rằng, cuối cùng cũng có thể vượt qua nỗi sợ hãi, và mang đến một chút hy vọng cho tương lai, Ogura nói. Chúng tôi đã từng nghĩ, có thể chúng tôi sẽ sống sót. Có thể chúng tôi sẽ lạ có những ngày tuyệt vời, như trước đây.

Khi quân đồng minh kết thúc chiếm đóng Nhật Bản vào năm 1952, cũng là lúc cuộc sống của người dân dần dần bắt đầu trở lại bình thường. Vào ngày 6/8 cùng năm đó, những đứa trẻ mồ côi sau vụ đánh bom ở Hiroshima đã khai trương đài tưởng niệm cho các nạn nhân, đài tưởng niệm chính thức đầu tiên của thành phố. Đặt ở trung tâm của Công viên Tưởng niệm Hòa bình, nó mang dòng chữ, 安らかに眠って下さい 過ちは繰り返しませぬから (Xin hãy an nghỉ, sai lầm sẽ không lặp lại một lần nữa).

 Những người sống sót lên tiếng

Mỗi ngày, chúng ta sẽ thấy các tòa nhà mới được dựng lên, và nó giống như một thành phố hoà bình, Ogura nhớ lại.

Tuy nhiên, những người sống sót chỉ đơn giản là không thể quên đi những hồi ức của họ. Nó luôn sống lại trong tâm trí những gì họ đã chịu đựng, đã khiến nhiều người tuyệt vọng.

Chiến tranh Triều Tiên nổ ra vào năm 1950, Mỹ đã tiến hành thử nghiệm trực tiếp đầu tiên một thiết bị nhiệt hạch vào năm 1952 ở Nam Thái Bình Dương. Và một tàu đánh cá Nhật Bản (tàu Fukuryu Maru số 5) đã bị ô nhiễm hạt nhân từ vụ thử tại Bikini Atoll vào năm 1954

Đột nhiên, chúng tôi thấy rằng, thế giới đang chạy đua để tạo ra vũ khí hạt nhân mạnh hơn, bà Ogura nói. Đó là bước ngoặt thứ hai của Hiroshima. Cho đến lúc đó, chúng tôi đã tự an ủi bằng cách tin rằng, thế giới đã học được từ sự đau khổ của chúng tôi. Nhưng mà, chúng tôi thấy rằng, tự an ủi là vô ích. Vì vậy, mặc dù lo sợ về hậu quả và sự phân biệt đối xử, chúng tôi đã quyết định lên tiếng.

Bà Keiko Ogura, 83 tuổi. Nạn nhân còn sống sót sau vụ đánh bom ở Hiroshima lúc 8 tuổi
Bà Keiko Ogura, 83 tuổi. Nạn nhân còn sống sót sau vụ đánh bom ở Hiroshima lúc 8 tuổi

Hiroshima đã tổ chức Hội nghị chuyên đề quốc tế về việc giải trừ bom A và H vào năm 1955. Và lần đầu tiên, các thành viên của phong trào chống hạt nhân đã tham gia với những nạn nhân còn sống sót bằng cách, mời họ chia sẻ câu chuyện của họ tại hội nghị.

Cùng năm đó, Bảo tàng Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima mở cửa cho công chúng. Thành phố công bố, khu vực tưởng niệm bom nguyên tử là nơi an nghỉ cuối cùng, nơi đặt tro cốt hỏa táng của khoảng 70.000 nạn nhân vô danh của bom A. Và cả một bé gái 12 tuổi, người gấp hơn 1.000 con hạc giấy trên giường bệnh khi cô chiến đấu với bệnh bạch cầu, do tiếp xúc với bức xạ một thập kỷ trước đó.

Cái chết của cô bé – Sadako Sasaki- và những nỗ lực của bạn bè cô để xây dựng tượng đài trong danh dự của cô, đã khởi động một phong trào hòa bình cho trẻ em, mãi mãi liên kết hình ảnh con hạc giấy với việc xóa bỏ chiến tranh.

Hành động

Giờ đây, 75 năm sau những ngày định mệnh vào tháng 8, hai thành phố Hiroshima và Nagasaki phải đối mặt với một thời khắc quyết định khác trong lịch sử – những ngày cuối cùng của những người sống sót.

Với độ tuổi trung bình của họ hiện nay là 85, các thành phố và các tổ chức phi chính phủ bắt đầu tranh thủ để ghi chép lại lời chứng của họ.

Ngoài việc quay phim, ghi lại, Hiroshima còn duy trì chương trình Kế thừa di sản bom A tại Bảo tàng Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima, nhằm gìn giữ những hình ảnh của quá khứ.

Tôi đã được học về vụ đánh bom ở trường, tại Hiroshima, bà Mariko Higashino nói (67 tuổi). Tốt nghiệp chương trình Kế thừa di sản, nhưng tôi không biết gì cụ thể.

Tất cả đã thay đổi khi mẹ cô, Chisako Takeoka, yêu cầu cô kế thừa lại mình Năm đó là năm 2012, và bảo tàng vừa mới bắt đầu chương trình.

Tôi chưa bao giờ kể chuyện của mình với gia đình, hay thậm chí với con gái, bà Takeoka nói (93 tuổi). Tuy nhiên, ngày càng nhiều hibakusha sắp chết. Tôi sợ rằng, tôi cũng sẽ không có nhiều thời gian, vì vậy tôi hỏi Mariko rằng, con có muốn thay tôi trở thành người kế thừa lời chứng của mình không. Thật ngạc nhiên, nó nói, ‘Vâng’.

Mariko Higashino (phải) và mẹ cô, bà Chisako Takeoka, một nạn nhân của bom nguyên tử còn sống sót
Mariko Higashino (phải) và mẹ cô, bà Chisako Takeoka, một nạn nhân của bom nguyên tử còn sống sót

Higashino tham gia chương trình ngay trong năm đầu tiên, với tư cách là một trong 20 thành viên của nhóm Takeoka.

Trước khi tham gia chương trình, tôi biết rằng khi quả bom phát nổ, mẹ tôi mới 17 tuổi, Higashino nói. Tôi cũng biết rằng, bà tôi bị mất mắt trong vụ nổ, và anh trai tôi đã chết 18 ngày sau khi được sinh ra.

Điều mà Higashino không biết là, mẹ cô đã làm thế nào để tìm kiếm bà của mình trong đống đổ nát ở Hiroshima, và cuối cùng thấy bà bị băng bó trong một bệnh viện dã chiến. Mẹ cô đã phải lắng nghe sau cánh cửa, khi bà của cô chịu đựng cuộc phẫu thuật cắt mắt mà không cần gây mê. Và anh trai của cô sinh ra hai năm sau vụ đánh bom, đã chết như thế nào với những đốm tím trên da – một nạn nhân của nhiễm độc phóng xạ.

Takeoka tham gia tình nguyện với chương trình trong 12 năm, có khoảng khoảng 10 người kể chuyện ghi giữ những lời chứng của cô. Cô đã nghỉ tham gia chương trình từ năm nay, do lo ngại về sức khỏe liên quan đến tuổi tác.

Đối với Higashino, cách nhìn về câu chuyện mẹ của cô đã thay đổi.

Khi mẹ tôi hỏi lần đầu tiên, tôi chỉ nghĩ về việc thành công từ câu chuyện của bà, cô nói. Nhưng khi tôi biết những gì bà ấy đã trải qua, tôi nhận thấy câu chuyện về mẹ là một phần của một điều gì đó lớn hơn nhiều. Nó không chỉ là về ký ức của bà ấy hay thậm chí là về Hiroshima, mà còn về việc đem đến hòa bình cho thế giới này.

Vẽ về cái chết

Độ tuổi trung bình của những người kế thừa câu chuyện về bom nguyên tử là 65, một thế hệ trẻ hơn hibakusha. Và vẫn có nhiều nỗ lực khác để bảo tồn di sản hibakusha nhằm mục đích kết nối những người trẻ tuổi với những câu chuyện về bom nguyên tử.

Dự án vẽ A-Bomb của trường trung học Motomachi, ghép những cặp học sinh với những người sống sót, tạo ra những bức tranh sơn dầu nguyên bản mô tả những ký ức của Hiroshima.

Đó không chỉ là một bức tranh, Sadae Kasaoka nói (87 tuổi), người tham gia dự án, người sống sót sau vụ đánh bom lúc tuổi 12. Nó là một hình ảnh từ trái tim tôi.

Sadae Kasaoka (trái) mô tả lại những ký ức của bà về vụ đánh bom nguyên tử vào thành phố Hiroshima năm 1945 với học sinh trường trung học Motomachi, cô Moeka Shimomukai.
Sadae Kasaoka (trái) mô tả lại những ký ức của bà về vụ đánh bom nguyên tử vào thành phố Hiroshima năm 1945 với học sinh trường trung học Motomachi, cô Moeka Shimomukai.

Bức tranh sơn dầu bên cạnh bà, được vẽ bởi Moeka Shimomukai (18 tuổi), mô tả một cô gái đang sốc đứng gần một xác chết bị đốt cháy dựa vào một cái bể có nhãn “nước chữa cháy”.

Tôi nhớ lại rằng, người tôi vẫn còn găm đầy thủy tinh, Kasaoka nói. Bà đã mất cả cha lẫn mẹ trong vụ đánh bom. Tôi đã đi lấy nước uống và bất ngờ nhìn thấy một thi thể. Tôi đã rất sợ hãi. Tôi đứng bên xác chết, nhìn chằm chằm. Cảnh này chưa bao giờ phai mờ trong tâm trí tôi.

Trong chương trình vẽ bom A, các sinh viên sẽ chỉnh sửa độ chính xác của bản phác thảo dựa vào lời của những nhân chứng còn sống sót. Rồi thực hiện những tìm hiểu bổ sung từ trong kho lưu trữ ảnh lịch sử, văn bản và chính những nơi đã diễn ra.

Keiko Ogura, sống sót sau vụ đánh bom ở Hiroshima năm 8 tuổi
Keiko Ogura, sống sót sau vụ đánh bom ở Hiroshima năm 8 tuổi

Từ năm ngoái, học sinh của trường trung học Motomachi ở khu Motomachi (Hiroshima) bắt đầu tạo ra những truyện tranh để giúp những đứa trẻ nhỏ hơn hiểu được điều gì đã xảy ra ở Hiroshima vào năm 1945. Bộ truyện đầu tiên dựa vào ba câu chuyện từ lời kể lại của Keiko Ogura, bao gồm cả dữ liệu của bà về vụ đánh bom, và những cơn ác mộng khi hỗ trợ nước cho các nạn nhân.

Những người sống sót thường nhớ về hình ảnh vô số nạn nhân đã chết khi xin nước, do sức nóng không thể tưởng tượng được của bom A.

Tuy nhiên, vào thời điểm đó, nhiều người Nhật tin rằng việc đưa nước cho một người bị thương nặng có thể giết chết họ, và vì vậy hầu hết những tiếng kêu tuyệt vọng đó không được đáp lại.

Khi đó Ogura mới tám tuổi, bà còn quá nhỏ để biết phải ứng phó thế nào.

Tôi chạy đi lấy nước từ giếng, bà nhớ lại, nhưng khi cho họ uống, một số người đã chết ngay trước mặt tôi.

Hình ảnh nạn nhân xin nước ám ảnh trong giấc mơ của bà rất nhiều thập kỷ.

Cuối cùng, sau nhiều năm giữ kín, tôi đã kể câu chuyện của mình cho một người bạn, Ogura nói. Cô ấy bảo rằng, không phải là lỗi của tôi, đó chỉ là đúng lúc họ phải ra đi. Chỉ khi đó, những cơn ác mộng của tôi mới dừng lại.

Các sinh viên đã tạo ra những cuốn sách theo nhiều phong cách, với sự phản hồi của Ogura trong suốt quá trình hoàn thiện.

Với những bức tranh sơn dầu, những cảnh này thường rất lạ, Rio Yokoyama nói (17 tuổi). Cô làm việc chung với một bạn cùng lớp là Maehama Honoka, 18 tuổi, để xuất bản cuốn sách. Chúng tôi đã chọn cái nhìn nhẹ nhàng hơn của màu nước để tránh khiến độc giả trẻ sợ hãi.

Mayuka Hirai (trái) và Miyu Okazaki trong chương trình Vẽ về A-bom của trường trung học Motomachi đang chia sẻ hình ảnh mà họ đã vẽ, để giúp trẻ nhỏ hiểu những gì đã xảy ra ở Hiroshima vào năm 1945
Mayuka Hirai (trái) và Miyu Okazaki trong chương trình Vẽ về A-bom của trường trung học Motomachi đang chia sẻ hình ảnh mà họ đã vẽ, để giúp trẻ nhỏ hiểu những gì đã xảy ra ở Hiroshima vào năm 1945

Cái bóng của bom nguyên tử

Trong tương lai, những người còn sống sót sau vụ đánh bom nguyên tử cuối cùng sẽ ra đi, nhưng ký ức của họ sẽ sống mãi. Thông điệp của họ về sự khủng khiếp về chiến tranh và mong muốn hòa bình, tiếp tục truyền cảm hứng cho các nghệ sĩ, nhà hoạt động và nhà hoạch định chính sách trên khắp thế giới.

Cảm ơn sư nỗ lực của các hibakusha, các tổ chức phi chính phủ và các quốc gia hỗ trợ, những lời chứng thực về bom nguyên tử đang dần được lắng nghe trên khắp thế giới, bà Yasco Suehiro, giám đốc tổ chức Mayors for Peace Secretariat nói. Ông cho rằng, sự lan truyền về câu chuyện của những hibakusha đang dần ảnh hưởng đến cái nhìn của thế giới, chống lại vũ khí hạt nhân. Bằng cách hiểu được hậu quả của bom nguyên tử, ngày càng có nhiều người thấy sự cần thiết của việc bãi bỏ nó.

May mắn thay, thế giới đã có bước đi theo hướng đó, với hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân được soạn ra vào năm 2017. Nếu được phê chuẩn, nó sẽ đại diện cho thỏa thuận ràng buộc về mặt pháp lý đầu tiên tìm cách loại bỏ vũ khí hạt nhân.

Tuy nhiên, Mỹ đã rút khỏi Hiệp ước nhóm các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) với Nga vào năm ngoái. Trong khi đó, Hiệp ước cấm thử nghiệm toàn diện và Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới chỉ tập trung vào việc hạn chế, thay vì cấm vũ khí hạt nhân.

Đáng báo động hơn, các quốc gia sở hữu hạt nhân đã bắt đầu tạo ra vũ khí hạt nhân mới, một điều mà Suehiro rất lo lắng.

Về mặt quốc tế, chúng ta thấy chủ nghĩa đơn phương gia tăng, cách tiếp cận đối đầu gây căng thẳng nhiều hơn giữa các quốc gia”, cô nói. Kết quả là, tình hình xung quanh vũ khí hạt nhân rất không ổn định.

Với 82 quốc gia và vùng lãnh thổ ký kết Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân, bao gồm 40 quốc gia đã phê chuẩn hiệp ước, có vẻ như chắc chắn rằng nó sẽ có hiệu lực trong lúc những hibakushas còn sống.

Tuy nhiên, với tư cách là một quốc gia dưới chiếc ô hạt nhân của Mỹ, cho đến nay, Nhật Bản đã từ chối ký, tạo ra sự chỉ trích từ các nhà lãnh đạo của cả Hiroshima và Nagasaki.

Do đó, mỗi năm, tổ chức Mayors for Peace đều đệ trình một yêu cầu ký tên lên chính phủ.

Chúng tôi đã nói với chính phủ, có đến 99,5% các thành phố của Nhật Bản đã tham gia Mayors for Peace, vì vậy xin hãy yên tâm rằng người dân Nhật Bản ủng hộ chính phủ ký hiệp ước, Suehiro nói.

Yasco Suehiro, Giám đốc của tổ chức Mayors for Peace Secretariat, cho rằng sự lan truyền những câu chuyện của hibakusha sẽ gây ảnh hưởng đến nhận thức toàn cầu, làm gia tăng chống lại vũ khí hạt nhân.
Yasco Suehiro, Giám đốc của tổ chức Mayors for Peace Secretariat, cho rằng sự lan truyền những câu chuyện của hibakusha sẽ gây ảnh hưởng đến nhận thức toàn cầu, làm gia tăng chống lại vũ khí hạt nhân.

Về phần mình, Higashino tin rằng chữ ký Nhật Bản có sức mạnh châm ngòi cho sự thay đổi thực sự.

Nếu Nhật Bản ký và phê chuẩn hiệp ước, tôi nghĩ nhiều nước khác sẽ làm theo, cô nói. Nhật Bản là quốc gia duy nhất chịu đựng một cuộc tấn công hạt nhân, và điều kỳ lạ là chữ ký của chúng tôi vẫn vắng mặt.

Thật khó để những người sống sót sau vụ đánh bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki sẽ sống đủ lâu để thấy được sự hủy bỏ của vũ khí hạt nhân.

Sau 75 năm, những ký ức của hibakusha vẫn tồn tại trên các kho dự trữ hạt nhân của thế giới.

Giống như những cái bóng xuất hiện trên đường phố vào tháng 8/1945, nó là một hình bóng không bao giờ phai.

Share this article
0
Share
Shareable URL
Prev Post

Nuôi chó giúp trẻ em thấy hạnh phúc hơn

Next Post

Nhật Bản lần đầu tiên ký thoả thuận cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Read next
Chú ý: website có sử dụng cookies, tìm hiểu về chính sách tại đây.