Hôm qua (7/10), Thủ tướng Yoshihide Suga đã chỉ thị cho chính phủ Nhật Bản lập kế hoạch ngừng sử dụng con dấu cá nhân (判子 – đọc là Hanko) trên các văn bản hành chính. Sử dụng con dấu cá nhân là một truyền thống đã bị chỉ trích là lỗi thời, gây cản trở trong công việc trong thời điểm người ta cần giãn cách khi đại dịch covid-19 lây lan.
Động thái này, một phần trong nỗ lực của ông Suga nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động. Người ta cho rằng, động thái này sẽ dẫn đến việc, nhiều dịch vụ công của chính phủ Nhật Bản sẽ có thể được tương tác trực tiếp online.
Phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng Thúc đẩy Cải cách Quy định, một hội đồng cố vấn gồm các thành viên từ khu vực tư nhân và các viện sĩ, ông Suga nói: “Tôi muốn tất cả các bộ sẽ soạn thảo một bản đánh giá toàn diện về thủ tục hành chính của họ trong tương lai gần”.
Ở Nhật Bản, người ta sử dụng Hanko khắp mọi nơi, từ ký kết hợp đồng, giao dịch kinh doanh và các thủ tục hành chính khác nhau, bao gồm cả việc đăng ký tham gia chương trình hưu trí quốc gia, cho đến các giao dịch ngân hàng.
Vì các con dấu cần được đóng vào các bản sao của tài liệu, nên chúng đã cản trở nỗ lực duy trì giãn cách xã hội giữa cuộc khủng hoảng COVID-19.
Trong số hơn 10.000 loại thủ tục hành chính yêu cầu hanko, hơn 90% có thể được đơn giản hóa, theo Taro Kono, Bộ trưởng phụ trách cải cách hành chính cho biết.
Ông Kono cho biết, ông hy vọng sẽ có thể đệ trình luật để giải quyết vấn đề này trong phiên họp Quốc hội năm tới, và ông cũng muốn giảm việc sử dụng máy fax.
Tại cuộc họp, ông Suga nhấn mạnh nhu cầu tham vấn y tế trực tuyến, một quy định đã bị bãi bỏ như một biện pháp đặc biệt chống lại covid-19, biến nó trở thành một lựa chọn lâu dài.
Thủ tướng Suga cũng nhắc lại việc thúc đẩy đào tạo từ xa được phổ biến rộng rãi hơn, nói rằng công nghệ “nên được tận dụng tối đa trong thời đại kỹ thuật số.”