Đối với kỹ năng đặc định, nó không hoàn toàn giống với 82 ngành (gồm 146 nghề) của loại hình Thực tập sinh kỹ năng. Nó gồm 14 ngành và sẽ chia ra trong đó thành rất nhiều nghề khác nhau.
Bởi vậy, có thể nói, nó còn rộng hơn so với 146 nghề dành cho Thực tập sinh kỹ năng. Mang lại cơ hội rất lớn cho lao động ngoài nước.
DANH SÁCH 14 NGÀNH NGHỀ KỸ NĂNG ĐẶC ĐỊNH SỐ 1
Ngành | Bộ Quản Lý | Tiếp Nhận | Hình Thức Tuyển | Nghiệp Vụ |
Điều dưỡng | Y tế – Lao động – Phúc lợi | 60 | ⭕️ | Chăm sóc thể chất (hỗ trợ tắm rửa, ăn uống, thể chất), hoặc hỗ trợ thêm: giải trí, phục hồi chức năng. (Chú ý) Không áp dụng với dịch vụ giải trí |
Vệ sinh toà nhà | 👆 | 37 | ⭕️ | Vệ sinh bên trong các toà nhà [1 hạng mục thử nghiệm] |
Gia công nguyên liệu | Kinh tế – Công nghiệp | 21,5 | ⭕️ | – Đúc, gia công, đánh bóng, hàn, dập kim loại. – Lợp kim loại, kiểm tra máy móc, mạ, bảo trì máy móc. – Gia công cơ khí, xử lý nhôm oxy hoá, quét sơn. [13 hạng mục thử nghiệm] |
Gia công cơ khí | 👆 | 5,25 | ⭕️ | – Đúc/sơn, hoàn thiện/lắp ráp, hàn thiết bị điện – Rèn, đồ sắt, kiểm tra cơ khí, sản xuất bảng dây điện – Đóng gói công nghiệp, đúc khuôn, kim loại tấm nhà máy, bảo trì máy móc – Đúc / gia công / mạ nhựa – Lắp ráp thiết bị điện tử/Gia công ép kim loại [18 hạng mục thử nghiệm] |
Cơ điện/Điện tử | 👆 | 4,7 | ⭕️ | – Gia công/hoàn thiện, sản xuất bảng dây – Bao bì công nghiệp/Gia công ép kim loại/ Bảo trì máy móc – Đúc nhựa/kim loại tấm trong nhà máy, lắp ráp thiết bị điện tử – Sơn, mạ, lắp ráp, hàn thiết bị điện [13 hạng mục thử nghiệm] |
Xây dựng | Đất đai – Giao thông | 40 | ⭕️ | – Thi công ngoại thất, công tác đào đắp; Hoàn thiện nội thất, trang trí bề mặt. – Lợp mái, bơm bê tông,… – Công việc đẩy đường hầm, gia cố thanh kết cấu, chế tạo máy xây dựng – Gia cố thanh khớp [11 hạng mục thử nghiệm] |
Chế tạo tàu biển | 👆 | 13 | ⭕️ | – Hàn, hoàn thiện, sơn, gia công,… – Lắp ráp thiết bị điện [6 hạng mục thử nghiệm] |
Sửa chữa ô tô | 👆 | 7 | ⭕️ | Kiểm tra và bảo dưỡng ô tô hàng ngày, kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ, tháo lắp và bảo dưỡng [1 hạng mục thử nghiệm] |
Nghiệp vụ sân bay | 👆 | 2,2 | ⭕️ | – Công việc mặt đất tại sân bay (hỗ trợ lái xe mặt đất, vận chuyển hành lý/hàng hóa, v.v.) – Bảo trì máy bay (công việc bảo dưỡng máy bay, thiết bị, v.v.) [2 hạng mục thử nghiệm] |
Lưu trú Khách sạn | 👆 | 22 | ⭕️ | Lễ tân, lập kế hoạch/quan hệ công chúng, dịch vụ khách hàng, dịch vụ nhà hàng đối với lưu trú. [1 hạng mục thử nghiệm] |
Nông nghiệp | Nông Lâm Thuỷ Sản | 36,5 | ⭕️ 🟢 | – Canh tác nông nghiệp – Chăn nuôi tổng hợp [2 hạng mục thử nghiệm] |
Ngư nghiệp | 👆 | 9 | ⭕️ 🟢 | – Nuôi trồng thuỷ sản – Đánh bắt, chế biến… [2 hạng mục thử nghiệm] |
Chế biến thực phẩm | 👆 | 34 | ⭕️ | Sản xuất thực phẩm và đồ uống (trừ đồ uống có cồn) [1 hạng mục thử nghiệm] |
Ăn uống Nhà hàng | 👆 | 53 | ⭕️ | Ăn uống tại nhà hàng (nấu ăn, thức uống, dịch vụ khách hàng, quản lý cửa hàng) [1 hạng mục thử nghiệm] |
1. Hộ lý (介護業)
Đây có thể nói là ngành nghề tiếp nhận lượng lao động lớn nhất trong chế độ kỹ năng đặc định. Trong 5 năm, dự kiến tiếp nhận lên tới 60,000 người. Chế độ EPA, du học sinh, thực tập sinh, và giờ là kỹ năng đặc định đều hướng tới ngành này rất nhiều.
Đây là một ngành khá đặc thù, không giống như các ngành nghề khác, nên các điều kiện của nó cũng có khác biệt trong các ngành kỹ năng đặc định.
Yêu cầu làm ca, kể cả ca đêm, và năng lực tiếng Nhật phải khá…. Những lao động người Phillippine, Việt Nam, Indonesia vượt qua kỳ thi hiện đã bắt đầu được tiếp nhận vào làm việc rất sớm…
Tìm hiểu thêm về ngành hộ lý tại đây!
2. Vệ sinh toà nhà (ビルクリーニング業)
Không giống như nhiều ngành nghề khác, vệ sinh toà nhà là một ngành thúc đẩy sự tham gia lao động của cả người cao tuổi. Và từ giờ trở đi, ngành này được bổ sung thêm bằng cả người lao động theo diện Thực tập sinh, kỹ năng đặc định.
Do các yêu cầu, hoạt động đối với ngành vệ sinh toà nhà trong chế độ kỹ năng đặc định, người lao động chỉ cần tiếng Nhật ở mức đọc hiểu đơn giản…
Tìm hiểu thêm về ngành vệ sinh toà nhà tại đây!
3. Gia công nguyên liệu (素形材業分野)
Đây là một lĩnh vực công nghiệp rất quan trọng, đóng một vai trò lớn trong ngành sản xuất của Nhật Bản. Và là một lĩnh vực không thể thiếu đối với cuộc sống của người dân Nhật Bản, nó tạo thêm nhiều việc làm ở mỗi quận, địa phương.
Tìm hiểu thêm về ngành gia công nguyên liệu tại đây!
4. Gia công cơ khí (産業機械製造業)
Gia công cơ khi cung cấp rất nhiều trong mọi mặt đời sống của xã hội Nhật Bản. Từ các cơ sở công cộng (cơ sở hạ tầng) tới đến việc sản xuất hàng hóa cho một loạt các ngành công nghiệp.
Tìm hiểu thêm về ngành gia công cơ khí tại đây!
5. Cơ điện/Điện tử (電気・電子情報関連産業)
Đây là một lĩnh vực cung cấp các linh kiện cho nhiều loại thiết bị điện tử liên quan. Đây là một lĩnh vực mà nhu cầu về các bộ phận điện tử ngày càng tăng, kéo theo nhu cầu lao động mở rộng, đặc biệt là với điện khí hóa ô tô và những thứ tương tự.
Tìm hiểu thêm về ngành cơ điện – điện tử tại đây!
6. Xây dựng (建設業)
Ngành công nghiệp xây dựng tiếp tục có nhu cầu lớn phục vụ cho du lịch, và các trung tâm thương mại do Thế vận hội. Sự lây lan của đại dịch coronavirus đã khiến Thế vận hội Olympic được rời sang năm 2021, nên nhu cầu vẫn tiếp tục gia tăng.
Trong hệ thống đào tạo thực tập kỹ năng, nhiều nguồn nhân lực đã được đào tạo và hoàn thành (trở về nước) vài năm trước. Đây là lĩnh vực mà số lượng chuyển đổi sang visa kỹ năng đặc định từ đào tạo thực tập kỹ năng số 2 lớn.
Từ ngày 28/02/2020, 7 nghề mới đã được thêm vào, ngoài 11 nghề hiện có của ngành xây dựng.
Tìm hiểu thêm về ngành xây dựng tại đây!
7. Chế tạo tầu biển (造船・舶用業)
Lĩnh vực này có sự thiếu hụt nguồn nhân lực ở khu vực nông thôn là cực kỳ cao, so với các ngành công nghiệp khác. Đây là một khu vực nơi nguồn nhân lực không thể được bảo đảm, đặc biệt là ở Setouchi và Kyushu, nơi có nhiều doanh nghiệp vận tải cảng.
Các ngành công nghiệp đóng tàu và hàng hải, rất quan trọng đối với Nhật Bản với tư cách là một quốc đảo. Là ngành có đóng góp rất lớn cho nền kinh tế địa phương, sử dụng lượng lao động cực lớn.
Tìm hiểu thêm về ngành chế tạo tầu biển tại đây!
8. Sửa chữa ô tô (自動車整備業)
Đây là một ngành rất thiếu nhân lực, những người trẻ tuổi thì ít tham gia hơn, và độ tuổi trung bình của nhân công ngày càng tăng.
Từ giờ trở đi, cả đào tạo thực tập sinh kỹ năng lẫn kỹ năng đặc định sẽ được sử dụng, để bổ sung nguồn nhân lực.
Tìm hiểu thêm về ngành sửa chữa ô tô tại đây!
9. Nghiệp vụ trong sân bay (航空業)
Gần đây, do sự gia tăng số lượng khách nước ngoài đến du lịch Nhật Bản, cộng thêm LCC (hàng không giá rẻ), khiến nhu cầu lao động phục vụ cho sân bay tăng lên. Và đây trở thành một ngành công nghiệp khi nhu cầu hàng không đang mở rộng.
Không chỉ là vấn đề thiếu, mà có thể nói, lĩnh vực này cần phải đảm bảo nguồn nhân lực như một phần của cuộc sống, để thực hiện các hoạt động kinh tế và xã hội.
Tìm hiểu thêm về ngành nghiệp vụ trong sân bay tại đây!
10. Ngành lưu trú (宿泊業)
Đây là lần đầu tiên, cánh cửa của ngành lưu trú mở ra đối với lao động người nước ngoài. Sự thiếu hụt từ sự gia tăng du khách nước ngoài đến du lịch Nhật Bản đã trở nên đáng lưu tâm. Dự đoán, rằng con số này sẽ tăng thêm và đây là lĩnh vực cần các biện pháp tức thời.
Ngoài ra, ngành lưu trú đã được thêm vào hệ thống đào tạo thực tập sinh kỹ năng. Hiện tại, đã có thể chuyển từ visa thực tập sinh kỹ năng số 2 sang kỹ năng đặc định số 1.
Từ giờ trở đi, đây sẽ là một ngành được đảm bảo nguồn nhân lực thông qua cả đào tạo thực tập sinh kỹ năng lẫn kỹ năng đặc định.
Tìm hiểu thêm về ngành lưu trú tại đây!
11. Nông nghiệp (農業)
Ngành này được chấp nhận trong hệ thống đào tạo thực tập sinh kỹ năng, và các khu vực chiến lược quốc gia đặc biệt. Việc chuyển người lao động sang ngành này vốn dĩ không được phép trong các ngành khác, được cho phép.
Tìm hiểu thêm về ngành nông nghiệp tại đây!
12. Ngư nghiệp (漁業)
Hệ thống đào tạo thực tập sinh kỹ năng hiện cũng là một lĩnh vực mà ngành Ngư nghiệp chấp nhận cho hoạt động.
Nhật Bản là một đất nước tiêu thụ các sản phẩm từ ngư nghiệp hàng đầu thế giới. Không khó để nhận thấy, họ cũng sẽ bị cuốn theo vòng xoáy “thiếu lao động”. Bởi vậy, đây cũng là một trong 14 ngành của chế độ kỹ năng đặc định có tiếp nhận lao động.
Tìm hiểu thêm về ngành ngư nghiệp tại đây!
13. Chế biến thực phẩm (飲食料品製造業)
Trong các ngành liên quan đến sản xuất, chế biến thực phẩm có số lượng cơ sở và nhân viên lớn nhất. Không có sự khác biệt lớn về tỷ lệ lao động ở thành thị và nông thôn, và đây là ngành hỗ trợ nhiều việc làm khá tốt trên toàn Nhật Bản.
Dù tự động hóa có phát triển đến đâu, vẫn có những phần không thể xử lý được, không thể thay thế được công việc thủ công (ít nhất cho tới lúc này). Và có những quy trình chỉ có thể xử lý bởi con người.
Tìm hiểu thêm về ngành chế biến thực phẩm tại đây!
14. Ăn uống, nhà hàng (外食業)
Mặc dù lĩnh vực dịch vụ ăn uống mới bắt đầu tiếp nhận lao động người nước ngoài, nhưng số lượng lao động cần để thu hút lại không hề nhỏ.
Tất nhiên, bạn sẽ dễ dàng nhận ra, song song với ngành hàng không, lưu trú, lĩnh vực nhà hàng sẽ chịu tác động không nhỏ từ lượng du khách đổ về Nhật Bản.
Tìm hiểu thêm về ngành ăn uống – nhà hàng tại đây!