Vườn đá Zen bỏ qua đi định nghĩa của một “khu vườn”, theo hầu hết mọi ý nghĩa thông thường. Ta không thể tìm thấy những hàng cây tươi tốt, vọng lâu trang trí công phu, hay một cái ao chứa đầy những con cá xinh đẹp. Đến những thảm cỏ xanh cũng không có nốt, chỉ có cát, sỏi, và rải rác rải rác của rêu và cây bụi nhỏ tự mọc lên chứ không có gì đặc biệt. Không có nhiều sự tương phản về màu sắc, vì hoa không được trồng.
Trong tiếng Nhật, vườn Zen có rất nhiều cái tên: Karesansui (枯山水), Kasansui (仮山水), Furusansui (故山水), Arasensui (乾泉水), hay Karesansui (涸山水). Vậy tại sao có cái tên vườn Zen, ở đâu ra vậy? Zen là gì?
Nếu bạn yêu nghệ thật tạo nên khu vườn Zen này của Nhật Bản, bạn muốn tạo cho mình một vườn Zen riêng, vậy điều quan trọng là phải hiểu phong cách cảnh quan độc đáo này đã xuất hiện như thế nào và triết lý cơ bản nào đằng sau sự sáng tạo của nó.
Lịch sử, sự phát triển của vườn Zen
Thế kỷ V đến VIII
Mọi chuyện bắt đầu từ thế kỷ thứ V, khi Đạo giáo Trung Quốc bắt đầu tạo dấu ấn trong nghệ thuật Nhật Bản. Có một thuyết của Đạo giáo cổ xưa nói rằng, ở đâu đó giữa đại dương, có ba hoặc năm hòn đảo nơi những người bất tử cư ngụ. Trong văn học Nhật Bản, niềm tin này được thể hiện dưới dạng truyện dân gian. Đó là câu chuyện về một ngư dân tên là Urashima Taro, ông đã cứu mạng một con rùa biển, và để trả ơn, nó đã đưa anh ta đến một trong những hòn đảo bất tử. Nơi đó, người ngư dân kết hôn với một công chúa và trở thành bất tử. Nhưng rồi, thời gian trôi qua, anh cảm thấy nhớ nhà và quyết định trở về ngôi làng cũ của mình. Đáng buồn thay, không lâu sau khi đặt chân lên bờ biển quen thuộc nơi sinh ra, ngư dân lập tức già đi và chết.
![Vườn Zen, nơi không có màu xanh 1 Một khu vườn điển hình của Nhật với ao nước](https://owlbrain.net/wp-content/uploads/2020/05/14EEDB4A-D665-40E3-8C39-85985A32B316.jpeg)
Các hòn đảo bất tử của Đạo giáo không chỉ truyền cảm hứng cho những người kể chuyện, mà cả những người thợ làm vườn ở Nhật Bản. từ thế kỷ thứ V đến thế kỷ thứ VIII. Đên nỗi, từ “vườn” trong những ngày đó cũng là “shima”, nghĩa là “hòn đảo”.
Một khu vườn Nhật Bản điển hình trong thời kỳ này thường gồm một cái ao lớn, bao quanh bởi những cây cối tươi tốt. Giữa ao, trôi nổi ít nhất một hòn đảo, hoặc đôi khi chỉ là một tảng đá lớn giống như ngọn núi. Đó là tượng trưng cho vùng đất của tuổi trẻ bất khuất, và cuộc sống vĩnh cửu, như đã từng xuất hiện trong câu chuyện về Urashima Taro.
Thời kỳ Heian (Cuối thế kỷ VIII đến XII)
Khi thủ đô của Nhật Bản được chuyển đến Heian-Kyo (Kyoto ngày nay) vào năm 794, các nghệ sĩ và nhà làm vườn bắt đầu chuyển sự chú ý của họ khỏi Đạo giáo, và dành nỗ lực để phát triển nghệ thuật phản ánh văn hóa của chính họ.
Các khu vườn lúc này được sắp xếp theo cách, mô tả cảnh quan thiên nhiên của Nhật Bản. Lúc này, Phật giáo đã trở thành một lực lượng thống trị, gây ảnh hưởng cũng như truyền cảm hứng đằng sau những sáng tạo của thợ làm vườn Nhật Bản. Mặc dù ao và đảo vẫn là một phần không thể thiếu trong thời kỳ này, nhưng lại có cả nhiều yếu tố khác được chú ý đến hơn, sắp xếp theo cách thức phức tạp hơn nhiều. Ví dụ, các công trình xung quanh khu vườn phải được kết nối với nhau bằng các dãy phòng dài, được che kín. Rồi họ ưu tiên nhiều hơn đến những tiểu tiết như hình dạng của lá cây, và màu sắc thay đổi ra sao khi trời đất chuyển mùa. Ngay cả chim đậu trên cây, cá nuôi trong ao cũng là một thành phần của khu vườn cần tính toán đến.
Phong cách mới này của một khu vườn Nhật Bản, mô tả cốt lõi của giáo lý Phật giáo, cũng như đi tìm sự bình tâm giữa các cuộc nội chiến đang hoành hành khắp Nhật Bản trong nửa sau của thời kỳ Heian. Sự thay đổi không ngừng của những khu vườn như lặp lại lời dạy của Phật giáo, về kiếp luân hồi của con người, cái chết và sự tái sinh không bao giờ ngừng. Ở góc độ tâm lý, nó cho thấy các cuộc chiến đáng sợ, đánh thức mọi người nhận ra sự bấp bênh của cuộc sống, tìm tới sự bình an trong vẻ đẹp phù du của thiên nhiên.
Hoa mùa Xuân tráng lệ mà rất ngắn ngủi
Tán lá đầy màu sắc sẽ chết trong cay đắng của mùa Đông.
Thời kỳ Muromachi (Thế kỷ XIV – XVI)
Cuối thế kỷ XI trong thời kỳ Heian, những cảnh quan đá khô bắt đầu được tạo nên như một phần của những khu vườn chính thống. Những người làm vườn chuyên nghiệp hồi đó được gọi là “ishiti-so”, nghĩa là “những nhà sư sắp xếp đá”.
![Vườn Zen, nơi không có màu xanh 2 Một khu vườn Zen điển hình](https://owlbrain.net/wp-content/uploads/2020/05/832CA289-A3E5-44F8-97FF-3599CE874176.jpeg)
Nghe có vẻ xa lạ với chúng ta bây giờ, nhưng thời đó Phật giáo rất quan trọng trong nghệ thuật làm vườn, nên không có gì đáng ngạc nhiên khi các nhà sư là những người chịu trách nhiệm thiết kế và tạo ra những khu vườn Thiền.
Ở thời kỳ Muromachi, vườn đá Zen mới được phát triển hoàn chỉnh, trở nên nổi tiếng và thành một phần di sản của nền văn hoá Nhật đến ngày nay. Muso Soseki, một thiền sư vĩ đại, được cho là cha đẻ của cảnh quan Zen. Ông là người đã tạo ra một số khu vườn đá lâu đời nhất, mang lại sự phổ biến cho kỹ thuật tạo cảnh bí ẩn này.
Trong khi các khu vườn Heian phản chiếu những thăng trầm của cuộc sống, thì những khu vườn đá Muromachi hoàn toàn bác bỏ những hiện tượng nhất thời và những mặt vô nghĩa của thế giới vật chất. Những nhà làm vườn cởi trần, tạo ra những khu vườn Zen chủ yếu bằng đá và cát, để mô tả thực chất của cuộc sống và thiên nhiên. Đôi khi, những bụi cây dại nhỏ được thêm vào, nhưng không được coi là yếu tố trọng tâm.
![Vườn Zen, nơi không có màu xanh 3 Một khu vườn Zen](https://owlbrain.net/wp-content/uploads/2020/05/2AD4F079-3EBA-4519-AE38-6C16E72972F6.jpeg)
Sự sáng tạo của khu vườn Zen không có nghĩa là người làm vườn thời kỳ Muromachi vứt bỏ đi truyền thống của những khu vườn có ao của những ngày trước. Vườn đá Zen về cơ bản là vườn ao, nhưng không có nước. Chỉ khác là, các nhà sư vẽ thêm các hoa văn lượn sóng trên cát, sỏi bằng một cái cào, như một cách để mô tả lại những gợn sóng nhấp nhô của dòng suối, ao nước. Tất cả các tảng đá trong vườn cũng đại diện cho các yếu tố được tìm thấy trong các khu vườn thông thường của Nhật Bản, như đảo, núi, cây, cầu và thậm chí cả động vật.
Không có một hạt bụi nào được nâng lên,
những ngọn núi cao lên;
không một giọt rơi,
những con suối lao xuống thung lũng.
Bài thơ Ode to the Dry Scen của Muso Soseki mô tả vườn Zen
Các khu vườn Zen xuất hiện sau thời Muromachi là một phần phát triển của di sản mà các nhà sư để lại. Cho đến ngày nay, những khu vườn đá mới tiếp tục xuất hiện ở Nhật Bản và nhiều quốc gia khác nhau. Có vô số biến thể được sinh ra từ trí tưởng tượng và sự sáng tạo đặc biệt của người làm vườn hiện đại. Tuy nhiên, những khu vườn Zen được xây dựng từ thời Muromachi vẫn luôn được tôn sùng như những nguyên mẫu cổ xưa của phong cách cảnh quan độc đáo này.
Đọc đến đây, bạn vẫn chưa thấy Zen đâu đúng không? Zen là chính là chữ 禅 trong tiếng Nhật đó, nghĩa là Thiền. Và đó cũng là cái tên nổi tiếng nhất mà cả thế giới biết đến.
Đây có phải khu vườn có 13 hòn đảo nhân, nhưng đứng góc nào cũng chỉ nhìn thấy 12 hòn phải không bạn?