Sự ra đời của những bộ Kimono

Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc có một bộ quần áo truyền thống của riêng mình, nhưng rất hiếm quốc gia còn sử dụng như trang phục hàng ngày nữa. Giờ đây, họ chỉ chọn thứ trang phục đó trong những dịp lễ đặc biệt, những ngày trọng đại. Nhật cũng không nằm ngoài xu hướng đó, dù cho bộ Kimono có tuyệt vời thế nào đi nữa.

Cũng không khó hiểu, bởi phần lớn những bộ quần áo truyền thống thường rườm rà, vướng víu, màu sắc thì sặc sỡ, chưa kể đến việc di chuyển đi lại cũng không hề dễ dàng. Những gì được gọi là giản tiện sẽ được ưu tiên lên hàng đầu.

Kimono là gì?

Trong tiếng Nhật, Kimono (着物) có nghĩa là đồ mặc, không hơn. Nhưng với người nước ngoài, không mấy ai hiểu điều đó. Qua năm tháng, chữ Kimono trở thành một thứ tên riêng dành cho bộ trang phục truyền thống của Nhật Bản.

Nếu bạn vào mạng và gõ 着物, bạn sẽ nhận được kết quả là 和服 (Wafuku) hiện ra, có nghĩa là y phục Nhật Bản. Nhưng từ này cũng chỉ có giá trị từ thời Minh Trị trở đi mà thôi. Trước đây, người Nhật cũng không gọi là Wafuku, mà có tên gọi là Gofuku (呉服).

Sự ra đời của Kimono

Trở về quá khứ, nền văn hoá Trung Hoa đã gây ảnh hưởng trên bình diện rất lớn tới các nước xung quanh, nước Nhật cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng đó. Bộ Kimono được có là có lịch sử từ thời kỳ Heian (平安) này cũng mang dấu ấn của Trung Hoa.. Trước đó, người Nhật mặc quần và áo bình thường là chủ yếu. 

Nếu nhìn vào bức tranh cổ vẽ về cung đình của Nhật, bạn sẽ thấy, nét trang phục của hoàng gia chịu ảnh hưởng rất lớn từ trang phục vua chúa Trung Quốc. Những nét trang phục của thời nhà Đường. Mỗi kiểu dáng quần áo, màu sắc, nó thể hiện lên địa vị của người mặc nó.

Vào thời kỳ Heian, những người phụ nữ thuộc hoàng gia, quý tộc sử dụng trong cung đình những bộ trang phục gọi là “Karaginumo” (唐衣裳, người xưa gọi là 十二単 –  12 lớp áo). Phía dưới là những lớp áo lót Kosode (小袖). Người ta gọi là 12 lớp áo chính là do người ta đã mặc chồng lên nhau rất nhiều lớp áo bên trong nó. 

Bộ trang phục Karaginumo
Bộ trang phục Karaginumo

Thực ra cũng không nhất thiết phải mặc đủ 12 lớp, chỉ cần là có nhiều lớp xếp lên nhau là được.

Đến đây, chắc bạn sẽ có đôi chút ngạc nhiên. Khi thời kỳ Kamakura và Muromachi suy tàn, những lớp “Hakama” bên ngoài trong thời đại Heian đã bị bỏ qua, và chỉ “Kosode” tồn tại. Kosode, hay còn gọi là là Kosode trắng, vốn dĩ chỉ là áo lót của những bộ Karaginumo, đã trở thành nguyên mẫu của những bộ Kimono hiện đại ngày nay. 

Chuyện này cũng bình thường như những chiếc áo phông bạn đang mặc ấy, xưa kia nó cũng là chỉ đồ lót mà thôi. Và giờ, nó trở thành áo phông mặc ngoài đường như thường phục đó thôi 🙂

Lịch sử của Kimono cho đến thời kỳ Edo là dành cho tầng lớp quý tộc, samurai, những người thuộc tầng lớp thượng lưu. Vào thời Edo, tầng lớp bình dân đã phát triển mạnh hơn, bộ Kimono đã trở nên phổ cập hơn. Nhiều quy tắc của Kimono hiện đại được hình thành trong thời kỳ Edo. Kimono đã trở thành hình dạng giống như ngày nay, và cũng có thể quàng thêm khăn Obi khi sử dụng.

Đến thời đại Meiji (Minh Trị), khái niệm Sĩ, Nông, Công, Thương dần biến mất. Ngay cả những người dân bình thường cũng bắt đầu mặc bộ Kimono của tầng lớp thượng lưu trước kia. Sự phân loại như “lụa dành cho samurai và tầng lớp giàu có, bông và cây gai dầu cho người bình thường” cũng không còn nữa.

Một bộ quần áo Monpe
Một bộ quần áo Monpe

Đến năm thứ 30 đến đầu 40 của triều đại Showa, Kimono được dùng một cách phổ thông hơn. Thậm chí, vào thời kỳ đỉnh cao, người ta bảo “Nếu cứ bày bán là bán được”.

Tuy nhiên, ngoài việc cồng kềnh vướng víu khi mặc, nó lại rất đắt tiền. Và đó là nguyên nhân khiến chonhững bộ quần áo rẻ tiền, đơn giản hơn chiếm lấy vị trí của những bộ Kimono truyền thống. Cộng thêm với sức ảnh hưởng của truyền thông, những bộ quần áo Âu phục đã được quan tâm tới nhiều hơn. Thời đại thay đổi, nhu cầu thay đổi, những bộ Kimono cũng bị thay đổi theo. 

Nhưng theo năm tháng, khi đời sống con người trở nên tốt lên, con người ta lại quay về với truyền thống, những bộ Kimono bắt đầu được chú ý trở lại nhiều hơn. Các bạn trẻ, những du khách cũng mặc những bộ Kimono trở nên nhiều lên, những của hàng Kimono hay Yukata lại mọc lên như nấm.

Những bộ Kimono hiện đạicó nhiều kiểu dáng và chất liệu khác nhau, và bạn có thể thưởng thức kimono tự do hơn bao giờ hết.

Share this article
0
Share
Shareable URL
Prev Post

Du học sinh muốn chuyển sang visa lao động cần chú ý gì?

Next Post

Du lịch Nhật Bản: 11 điểm cần chú ý

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Read next
Chú ý: website có sử dụng cookies, tìm hiểu về chính sách tại đây.