khan el khalili 3

Những điều thú vị về Ai Cập

Ai Cập là một xử sở của sự huyền bí. Có thể nó bắt nguồn từ những lời đồn đai xa xưa, có thể từ những câu chuyện truyền thuyết, hay cả từ những thứ mà không ai giải thích được như những hiện tượng siêu nhiên. Vậy, những điều thú vị về Ai Cập có những gì?

Hãy cùng Tour blog khám phá nhé! Sẽ không uổng công nếu bạn đang chuẩn bị cho một hành trình về nơi mà các Pharaoh từng trị vì đâu.

1. Thần Horus

Thần chim ưng Horus

Một trong những vị thần quan trọng và được biết đến rộng rãi: Thần chim ưng Horus, vị thần của sự bảo an.

Horus, trong tôn giáo Ai Cập cổ đại, một vị thần trong hình dạng chim ưng có mắt phải là mặt trời hoặc sao mai, tượng trưng cho sức mạnh và tinh hoa, còn mắt trái là mặt trăng hoặc sao hôm, tượng trưng cho sự chữa lành.

Chúng ta có thể tìm thấy hình vẽ của thần Horus hầu hết ở các đền đài của người Ai Cập cổ đại tại Ai Cập, đặc biệt thần Horus có một đền thờ riêng mang tên ông, đền Horus ở Edfu, miền Nam Ai Cập.

Địa chỉ để bạn có thể tới đền Horus: Adfo, Edfo, Aswan Governorate 1291234, Egypt

Đền Horus hay còn gọi là đền Edfu
Đền Horus hay còn gọi là đền Edfu

2. Abu Simbel

“Abu Simbel” là một quần thể gồm hai ngôi đền được tạc vào đá, được xây dựng theo ý muốn của vua Ramesses II dưới thời ông trị vì, để kỷ niệm chiến thắng của ông trong trận Kadesh (khoảng năm 1274 trước Công nguyên).

Đền Ramesses II hay Đền Chính là ngôi đền lớn nhất mà nhà vua đã ra lệnh xây dựng ở Nubia, trong khi ngôi đền nhỏ hơn dành riêng cho vợ ông, Nefertari.

Việc xây dựng các ngôi đền kéo dài khoảng 20 năm và mục đích của nó là củng cố quyền lực của nhà vua ở khu vực này, cũng như tăng cường ảnh hưởng của tôn giáo Ai Cập cổ đại đối với các nước láng giềng phía nam của họ.

3. Hộp đựng nội tạng của vua Tutankhamun

Nó nằm trong Bảo tàng Ai Cập ở Tahrir. Nó được làm để bảo quản nội tạng sau khi chúng được ướp xác.

Chiếc hộp được đặt trên một chiếc xe trượt bằng gỗ mạ vàng, phần đế được phủ những chiếc lá vàng, trang trí bằng các biểu tượng của Osiris và Isis. Chiếc hộp có nắp trên có khắc chữ tượng hình và nhuộm màu xanh đậm. “Gan, phổi, dạ dày và ruột” được bảo quản trong những chiếc bình này do tín ngưỡng của họ.

Để bảo quản những cơ quan này nguyên vẹn, người Ai Cập cổ đại đã sử dụng những chiếc bình này để bảo quản nội tạng của người mất trong quá trình ướp xác, các bình lúc đầu có nắp phẳng, sau bắt đầu có đầu người, hình dáng gần giống đầu người chết, sau đó mỗi bình có nắp riêng biệt, có hình dạng giống người. Sons of Horus” để bảo vệ. Chiếc hộp được đặt trong phòng chôn cất. Nó được làm bằng thạch cao, cao 85,5 cm và đế vuông 54 cm.

4. Cung điện Baron Empain

Cung điện Baron Empain, còn được gọi là Cung điện Hindu là một dinh thự lấy cảm hứng từ ngôi đền Hindu lịch sử và đặc biệt ở Heliopolis, một vùng đông bắc trung tâm Cairo, Ai Cập.

Được thành lập vào năm 1905 bởi Édouard Empain, một doanh nhân người Bỉ, người được Vua Bỉ phong tặng danh hiệu “Baron” (Nam Tước) do những đóng góp của ông cho Hệ thống tàu điện ngầm Paris và các tuyến xe điện nối Bỉ, miền Bắc nước Pháp và Hà Lan.

Năm 1904, Nam tước Édouard Empain đến Ai Cập với ý định mở rộng đế chế của mình và tạo thêm các tuyến đường sắt để kết nối Ai Cập.

5. Đền Karnak

Quần thể đền Karnak, thường gọi tắt là đền Karnak, là một di tích nổi tiếng nằm ở thành phố Thebes, kinh đô cũ của Ai Cập.

Đền Karnak được xây dựng vào thời Vương quốc Ai Cập là một giai đoạn trong lịch sử của Ai Cập cổ đại, tồn tại trong thời gian giữa khoảng năm 2050 trước Công nguyên (hơn 4000 năm).

Di tích này gồm nhiều tàn tích của những ngôi đền, những bức tượng khổng lồ, những sảnh thờ và những tòa tháp.

6. Chợ Khan El-Khalili

Được thành lập vào thế kỷ 14, chợ Khan El-Khalili ở Cairo có lịch sử phong phú và hấp dẫn, khiến cho khu chợ nhuộm màu thời gian. Khu chợ lịch sử này từng là trung tâm thương mại trong nhiều thế kỷ, thể hiện truyền thống lâu đời về nghề thủ công và văn hóa buôn bán của Ai Cập.

Đến đây, du khách ngoài có thể mua quà lưu niệm về cho người thân, bạn bè, chúng ta còn có thể có những bức ảnh cực kì lung linh với những phố đèn Ả Rập.

Chợ Khan El-Khalili

Tip: Quý dị mua hàng nhớ trả nửa giá (ít nhất).

À, nếu xem xong mà các bạn muốn đi Ai Cập chơi, thử tham khảo mấy bài dưới đây nha!

Share this article
0
Share
Shareable URL
Prev Post

Ai Cập – Chạm tay vào kỳ quan

Next Post

Tại sao lại gọi là Cù lao Xanh?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Read next
Chú ý: website có sử dụng cookies, tìm hiểu về chính sách tại đây.