Lễ phong thái tử Nhật Bản cho thân vương Fumihito

Lễ phong Thái tử Nhật Bản cho Thân vương Fumihito – Rikkoshi no Rei

Nghi lễ dự đinh được tổ chức vào tháng 7, nhưng đã phải hoãn lại, và đến nay mới tổ chức được nhưng đơn giản do đại dịch coronavirus.

Nghi lễ “Rikkoshi no rei” cho Thái tử diễn ra với một loạt các nghi thức kế vị của hoàng gia, kể từ khi anh trai của ông là Nhật hoàng Naruhito lên ngôi vào tháng 5 năm ngoái, sau khi cựu hoàng Akihito thoái vị vào tuổi 86. Cựu hoàng Akihito là vị vua đầu tiên của Nhật Bản thoái vị trong suốt hơn 200 năm.

Thái tử Fumihito, cùng với Thái tử phi Kiko tuyên thệ trước Nhật hoàng Naruhito và Hoàng hậu Masako

Buổi lễ “Rikkoshi Senmei no gi” được tổ chức vào sáng ngày 8/11/2020, tại phòng Matsu No Ma trong Hoàng cung. Nhật hoàng Naruhito mặc một áo choàng màu cam sẫm truyền thống (gần như màu nâu), và tuyên bố người em trai của mình trở thành Thái tử, người kế vị thứ nhất của Ngai vàng Hoa cúc trước người dân Nhật Bản.

Còn Thái tử mặc áo choàng màu cam, và đọc lời tuyên thệ trước mặt Nhật hoàng và Hoàng hậu Masako “Thần sẽ nghiêm túc hoàn thành nhiệm vụ của mình, và luôn ghi nhớ trách nhiệm của mình với tư cách là Thái tử”.

Đây là một buổi lễ hoàng gia, nên Thái tử cùng với vợ của mình là Thái tử phi Kiko (54 tuổi) mặc trang phục truyền thống cung đình Nhật Bản gồm có kimono và váy “hakama”.

Các thành viên khác của hoàng gia cùng 46 khách mời đã chứng kiến nghi lễ. Hầu hết những người tham gia đều đeo khẩu trang và giữ khoảng cách với nhau, đảm bảo các nguyên tắc chống dịch.

Trong thông điệp chúc mừng mang tên “yogoto”, Thủ tướng Yoshihide Suga cũng nói về những nỗ lực của thái tử trong việc hỗ trợ anh trai và cựu hoàng, đồng thời chúc mừng Thái tử đảm nhận nhiệm vụ mới của mình.

“Người dân rất tôn kính Thái tử và Thái tử phi, sau khi họ được chứng kiến ​​sự thân thiện và gần gũi trong giao tiếp với mọi người. Do vậy, mọi người rất vui mừng khi thấy buổi lễ Rikkoshi no rei được tổ chức.”

Thái tử Fumihito, cùng với Công chúa Kiko trong nghi lễ "Rikkoshi no rei" | Kyodo
Thái tử Fumihito, cùng với Công chúa Kiko trong nghi lễ “Rikkoshi no rei” | Kyodo

Buổi lễ chỉ kéo dài ngắn gọn trong khoảng 15 phút. Ban đầu, nó được lên kế hoạch thực hiện vào ngày 19/4, nhưng đã bị hoãn lại sau khi chính phủ Nhật Bản ban bố tình trạng khẩn cấp vì đại dịch coronavirus.

Số lượng người tham dự như các quan chức chính phủ, những người đứng đầu chính quyền địa phương, và các quan chức nước ngoài đã giảm đáng kể so với dự kiến ban đầu là 350 người do đại dịch.

Tới buổi chiều, Thái tử đã tạ ơn Nhật hoàng và Hoàng hậu sau lời tuyên bố trong một buổi lễ gọi là “Choken no gi.”

“Ta hy vọng rằng, Thái tử sẽ đáp ứng được kỳ vọng của người dân, và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình với tư cách là Thái tử, với tất cả những kiến thức của Thái tử”, Nhật hoàng nói với em trai của mình trong sự kiện.

Các buổi lễ, được gọi chung là Rikkoshi no rei, tuân theo phong cách của nghi thức “Rittaishi no rei” năm 1991. Theo đó, Nhật hoàng sẽ phong thái tử, cũng đồng thời tạo kỷ niệm với các khách mời trong địa vị mới của mình.

Trong nghi lễ kéo dài suốt một ngày tại cung điện, Thái tử Fumihito cũng được kế thừa lại một Thái đao (太刀 – một loại gươm Nhật) của các Hoàng thái tử trước truyền lại, gọi là Tsubokiri no Gyoken (壺切りの御剣). Nó còn được gọi là Tsubokiri no Mitsurugi, một biểu tượng cho địa vị của Thái tử Nhật Bản.

Thanh kiếm hoàng gia "Tsubokiri no Gyoken," đã được các hoàng thái tử trước đây truyền lại như một biểu tượng cho địa vị của họ. | Kyodo
Thanh kiếm hoàng gia “Tsubokiri no Gyoken” đã được các hoàng thái tử trước đây truyền lại như một biểu tượng cho địa vị của họ. | Kyodo

Do buổi lễ được làm rút gọn, nên các bữa tiệc của triều đình và việc ký tên lưu niêm tại Cung điện Hoàng gia để mừng sự kiện cũng đã bị hủy bỏ.

Thái tử Fumihito được biết đến là một người rất thẳng thắn trong hoàng gia, ông thường hay bày tỏ quan điểm của mình về cách hoàng gia nên ra sao trong thời đại mới. Ông là cha của ba người con, và nổi tiếng là một người quan tâm đến động vật, nghiên cứu về việc thuần hóa gà và các chủ đề khác.

Luật Hoàng gia năm 1947 của Nhật Bản quy định, chỉ nam giới trong dòng dõi mới có thể lên ngôi. Hiện chỉ còn lại ba người thừa kế, hàng đầu sẽ là Thái tử Fumihito; tiếp đến là con trai 14 tuổi của ông, Hoàng tử Hisahito; và chú của Nhật hoàng, Hoàng tử Hitachi, 84 tuổi.

Thủ tướng Yoshihide Suga cho biết, chính phủ sẽ bắt đầu tìm thêm các biện pháp để đảm bảo sự kế vị ổn định trong hoàng gia, sau khi các nghi lễ cho thái tử thực hiện xong. Hiện quốc hội Nhật Bản đã thông qua một nghị quyết không ràng buộc vào năm 2017, yêu cầu chính phủ giải quyết vấn đề này khi danh sách kế vị dần bị thu hẹp.

Số lượng thành viên trong hoàng gia ngày càng giảm, rồi đến các thành viên nữ từ bỏ địa vị hoàng gia sau để kết hôn với thường dân. Nhật hoàng Naruhito và Hoàng hậu Masako đang chỉ có một con gái là Công chúa Aiko, 18 tuổi.

Tuy nhiên, chính phủ có thể tạm hoãn việc đưa ra quyết định trong tương lai gần, về các phương án cho người kế vị đế quốc, do dư luận về vấn đề này vẫn còn chia rẽ, các nguồn tin chính phủ cho biết.

Việc kế vị hoàng gia năm ngoái cũng đòi hỏi phải thay đổi gengo, hoặc tên niên hiệu hoàng gia, được sử dụng rộng rãi trong lịch Nhật Bản, và một loạt các nghi thưc và nghi lễ.

Thái tử Nhật Bản Fumihito và Công chúa Kiko trong nghi lễ "Rikkoshi no rei" | Kyodo
Thái tử Nhật Bản Fumihito và Công chúa Kiko trong nghi lễ “Rikkoshi no rei” | Kyodo
Thái tử Nhật Bản Fumihito ngồi trên xe ngựa sau khi tham dự nghi lễ "Rikkoshi no rei" | Kyodo
Thái tử Nhật Bản Fumihito ngồi trên xe ngựa sau khi tham dự nghi lễ “Rikkoshi no rei” | Kyodo
Thái tử Nhật Bản Fumihito lên xe ngựa | Kyodo
Thái tử Nhật Bản Fumihito lên xe ngựa | Kyodo
Thái tử Fumihito, cùng với Công chúa Kiko, cảm tạ Nhật hoàng Naruhito trong một buổi lễ gọi là "Choken no gi" |  Kyodo
Thái tử Fumihito, cùng với Công chúa Kiko, cảm tạ Nhật hoàng Naruhito trong một buổi lễ gọi là “Choken no gi” |  Kyodo

Trong tiếng Nhật, chữ 皇嗣 được hiểu là Hoàng Tự, một cách gọi trong hoàng gia Nhật Bản, và cũng có nghĩa là Thái tử. Ở đây, mình sử dụng chữ Thái tử cho độc giả dễ hiểu, và đó là một tước vị cho người kế vị hoàng gia, chứ không có nghĩa là người con kế vị của vua hiện tại.

Share this article
0
Share
Shareable URL
Prev Post

Thủ tướng Yoshihide Suga chúc mừng ông Joe Biden trở thành tân Tổng thống Mỹ

Next Post

Một Thị trưởng bất ngờ thành hiện tượng, vì có tên gần giống Joe Biden

Comments 2
  1. Phong ông Fumihito làm Koshi-Hoàng tự (kế vị Hoàng đế) chứ không phong làm Thái tử , như thế hóa ra là con ông anh à?

    1. Theo cách gọi của Nhật Bản, người ta gọi là Hoàng tự, người kế vị như bạn nói là chính xác. Hoặc nếu theo cách gọi thông thường, ông Fumihito sẽ được gọi là Hoàng thái đệ, do là em của Thiên hoàng hiện tại. Nhưng theo cách dịch phổ thông tại Việt Nam đối với Koshi (皇嗣), nó sẽ thành Hoàng tự và Thái tử. Để tiện cho người đọc dễ hiểu, mình không sử dụng từ Hoàng tự. Nhưng mình cũng sẽ thêm chú thích vào bài để đảm bảo tính chính xác. Cảm ơn bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Read next

Đi Onsen không các bác?

Trong tiếng Anh, suối khoáng nóng gọi là Hot Spring, nhưng có lẽ, người Nhật Bản đã quá thành công khi nâng tầm…
Đi onsen tại Nhật
Chú ý: website có sử dụng cookies, tìm hiểu về chính sách tại đây.