Nhiều quốc gia phát triển ngày càng có ít trẻ em hơn, và các dự báo đều cho thấy, hầu hết các quốc gia sẽ có dân số thấp hơn vào cuối thế kỷ này. Rõ ràng, Nhật Bản không không phải là quốc gia duy nhất, đối mặt với những thách thức về lực lượng lao động ngày càng giảm. Trong khi đó, Nhật Bản lại là nước đang đi đầu trong việc đưa ra các giải pháp sáng tạo. Tại Qbit Robotics ở Tokyo, các kỹ sư nỗ lực làm việc, để cung cấp cho robot một vai trò có ý nghĩa hơn trong cuộc sống.
Ngày nay, robot đã chứng tỏ được giá trị của chúng trong môi trường làm việc tại các nhà máy, và chúng đang là một phần thiết yếu nơi đây. Nhưng đối với ngành dịch vụ, sự xuất hiện của chúng còn khá khiêm tốn.
Giám đốc điều hành Hiroya Nakano của Qbit, và cũng là người đồng sáng lập công ty vào năm 2018 cho biết: “Chúng tôi muốn tập trung hơn vào việc tạo ra các robot trong lĩnh vực dịch vụ, khiến chúng có thể được ứng dụng thực tế tại Nhật Bản, và những nơi khác trên thế giới”.
Robot rất mất nhiều thời gian để phát triển, và nhiều trong số chúng đang được thiết kế cho vận hành trong các nhà máy. Qbit hợp tác với các nhà sản xuất robot khác, và điều chỉnh công nghệ của họ cho các mục đích sử dụng thực tế khác nhau, nơi con người ngày càng thiếu hụt: robot thông minh có thể pha cà phê, pha cocktail hoặc chuẩn bị một bát mì ống. Chúng có thể nhận đơn đặt hàng, và thậm chí tương tác những hội thoại ngắn.
Như trường hợp nhà hàng ở Tokyo trong ảnh trên, việc tiếp xúc trực tiếp giữa người và người đã được giảm bớt bởi việc sử dụng robot phục vụ bàn của Qbit, chúng chuyển thức ăn từ quầy đến thẳng bàn. Qbit cũng đang nỗ lực phát triển, họ mong muốn robot của họ có thể tăng tương tác, trao đổi với con người. Giám đốc điều hành Qbit, Hiroya Nakano, nói: “Mọi người sẽ thoải mái hơn khi có thể giao tiếp được với robot”.
Robot không chỉ được sử dụng để lấp đầy khoảng trống của việc thiếu hụt lao động. Trong thời gian đại dịch coronavirus, nhu cầu tương tác không tiếp xúc tăng lên, và đó là lúc robot thể hiện được tính ưu việt của chúng.
Qbit đã tạo ra một hệ thống cho robot giao hàng có thể di chuyển độc lập, nhận đơn đặt hàng và giao thức ăn đến thẳng bàn trong nhà hàng hoặc giường bệnh của bệnh nhân: hiện có 6.000 con robot đang làm việc tại các bệnh viện trên toàn thế giới. Một loại robot tương tự cũng đã được điều chỉnh để thực hiện việc khử trùng tại các bệnh viện ở Trung Quốc.
Nakano nhận ra rằng, sẽ phải có một cách tiếp cận mới để làm cho các hệ thống robot trở nên hữu ích đối với ngành dịch vụ. “Chúng tôi đang tập trung vào việc chế tạo các hệ thống robot có thể sử dụng được bởi bất kỳ ai”. Ông cho rằng, robot có thể là một phần của giải pháp cho tình trạng thiếu hụt lao động. “Vấn đề vè dân số mà Nhật Bản đang phải đối mặt là thường xuyên”, ông nói.
Dự tính về tương lai
Các giải pháp thông minh cho tình trạng dân số già
Theo ước tính, hiện có 23 quốc gia bao gồm Tây Ban Nha, Nhật Bản và Thái Lan, dự kiến sẽ chứng kiến dân số của họ giảm một nửa (hoặc hơn) vào năm 2100. Vào thời điểm đó, sẽ có nhiều người bước sang tuổi 80, tương đương với số trẻ sơ sinh được sinh ra trong một năm. Hậu quả là rất lớn: lực lượng lao động sẽ giảm mạnh, ngày càng có nhiều người cao tuổi cần được chăm sóc. Các công ty và tổ chức Nhật Bản đang nghiên cứu đưa ra những phương thức mà robot có thể giúp giải quyết cả hai vấn đề.
1. Tại nhà
Robot hỗ trợ người già và giảm bớt gánh nặng cho người chăm sóc là một ưu tiên. Robot đầu tiên đáp ứng các tiêu chuẩn ISO mới là Resyone “carebot” của Panasonic – một chiếc giường điện có thể biến thành xe lăn.
2. Trong bệnh viện
Robear là một robot có hình dáng như người, được phát triển tại viện nghiên cứu Riken của Nhật Bản. Nó có thể nâng một người từ giường, đảm nhận một số công việc nặng nhọc của các y tá.
3. Trong bếp
Connected Robotics Inc. là một công ty có trụ sở tại thành phố Koganei, họ đã nghiên cứu ra một loại robot cho nhà hàng. Chúng có thể hỗ trợ tiền chế như nấu, làm nhiều bát mì soba, trước khi nhân viên tiếp tục để hoàn thiện nốt phần còn lại của suất ăn.