Mấy senpai người Việt cùng chơi ngày đó, họ giải thích cho mình mana là “trong tiếng Việt, người ta gọi là phép lịch sự”. Đến giờ mình vẫn đồng ý với điều đó, nhưng chưa đủ, mana của người Nhật nó rộng hơn thế. Rộng hơn cả nghĩa gốc trong tiếng Anh, nguồn gốc mà họ lấy về.
Nếu bạn đang tìm hiểu “mana là gì?”, mình đoán chắc hẳn bạn đang là sinh viên tại Nhật, hoặc đang chuẩn bị cho một môi trường làm việc có sự tham gia của người Nhật, có sự hiện diện của văn hoá Nhật Bản.
Trong tiếng Nhật mana được viết là マナー, là một từ có gốc tiếng Anh là manners. Nghĩa của nó khá rộng, và không thuần nghĩa như từ gốc, đó chính là lý do khiến nhiều người sẽ lúng túng.
Business manners (ビジネスマナー) là dành cho công việc, còn trong xã hội là một loại mana khác hơn, rộng hơn (社会人マナー). Những thứ này ta sẽ thấy thường xuyên, mọi nơi trong cuộc sống tại Nhật Bản. Mặc dù việc hiểu về mana không phải là khó, nhưng hiểu sâu sắc để hành động cho đúng lại không mấy người. Có vẻ không phải vì rào cản ngôn ngữ, mà do không tương đồng văn hoá đó thôi.
Trong bài này, mình sẽ cắt nghĩa về mana, cách sử dụng, quy luật cũng như sự khác nhau với những từ có đồng nghĩa khác. Mỗi một thành viên trong xã hội, cách nhìn nhận đúng, và đánh giá lại về mana là rất cần thiết. Khi hiểu rồi hãy thực hành sử dụng thường xuyên nhé.
Ý nghĩa của Mana
Gần đây, dường như người ta chỉ diễn tả bằng duy nhất một từ マナー mà thôi. Trong tiếng Nhật, có một từ gọi là Reigi Saho (禮儀作法). Reigi nghĩa là lễ nghi, còn Saho là phép xã giao, quy tắc ứng xử. Mana hay reigi là thái độ của chính các bạn, sự cân nhắc về giao tiếp, làm sao để duy trì tốt mối quan hệ giữa người và người trong xã hội. Etiquette (quy tắc ứng xử) hay saho không phải chỉ trong suy nghĩ nữa, đó phải là những hành vi cụ thể như các câu nói xã giao, cách ứng xử, được đúc kết từ những truyền thống (しきたり) trong xã hội.
Hai cặp Mana/Reigi và Etiquette/Saho được ví như những chiếc bánh xe luôn chạy song hành với nhau. Có vậy, mới giữ được sự cân bằng, xây dựng mối quan hệ tốt hơn với người khác.
Sử dụng mana như thế nào?
Trước hết, ta nên tự đặt câu hỏi “tại sao lại phải có mana?”. Trong cuộc sống, chúng ta cần phải duy trì mối quan hệ giữa người với người, hay xã hội một cách bình thường. Và Mana được định nghĩa như một công thức giúp chúng ta thực hiện điều đó.
Với người Nhật, điểm thực dụng thường thấy đó là, họ luôn công thức hoá mọi thứ, làm cho rõ ràng thành định nghĩa. Ví như, những nguyên tắc mana cụ thể trong công việc gọi là business mana (ビジネスマナー), rồi thậm chí là trên bàn ăn (テーブルマナー) cũng cần được thực hiện nghiêm túc.
Nguồn gốc của mana
Từ gốc của マナー là từ chữ manus (cái tay) trong tiếng Latin, từ “manor” trong tiếng Anh.
Bạn có biết không, ở nước Anh, có hẳn một toà nhà gọi là Manor House (マナーハウス) nằm ở khu trung tâm. Người xây dựng toà nhà (Gentry) đã trở thành từ nguyên gốc của Gentleman (quý ông). Khu trung tâm nơi có toà nhà, đối với gentleman biểu hình tinh thần nhân ái, thành tấm gương cho cách cư xử.
Sự khác nhau về ngữ nghĩa của Mana
Ngoài mana, còn nhiều quy luật khác như morals (モラル), etiquette (エチケット). Và cũng bởi vì ngữ nghĩa gần tương đồng, nên người sẽ dễ nhầm lẫn. Đây là một khó khăn lớn với những người học tiếng Nhật.
Giờ chúng ta cùng tìm hiểu, những từ gần tương đồng có ý nghĩa khác với mana, để làm rõ hơn ngữ nghĩa của mana nhé. Khi đã hiểu một cách cặn kẽ, các bạn có thể tạo dựng nhiều mối quan hệ tốt trong giao tiếp xã hội.
Khác với ルール
ルール là khuôn phép, kỷ luật, quy củ… có nguồn gốc từ tiếng Anh là rule. Từ này có ý nghĩa rất rộng trong nhiều mặt cuộc sống, như luật pháp, quy định, luật trong chơi game, nội quy công ty. Nó khác với nana ở chỗ, ルール là thứ không thể không tuân theo. Còn mana là để duy trì cuộc sống xã hội, nhưng không thể ép mọi người nhất nhất tuân theo.
Khi bước chân vào công ty, bạn phải chấm công trên máy, chỉ được hút thuốc ở nơi đã quy định. Đó là luật, là quy định. Nhưng hãy “giữ gìn vệ sinh chung”, “giữ văn phòng sạch sẽ”, đó lại là mana. Trong bóng đá, luật là “không được chơi bóng bằng tay”, ở phòng thay đồ “hãy để đồ gọn gàng sau khi thay” lại là mana. Chắc các bạn còn nhớ, cách mà đội tuyển Nhật Bản rời khỏi phòng thay đồ sau khi thua trận ở World cup, cái đó được gọi là「すばらしいマナーだ」đó.
Khác với モラル
モラル (moral trong tiếng Anh) là chỉ đến vấn đề đạo đức, luân lý, đạo lý. Ngoài đạo làm người, còn chỉ đến thái độ con người, sự hành thiện. モラル tuỳ thuộc vào hoàn cảnh mỗi quốc gia, phong thổ, cách suy nghĩ của mỗi người và được thể hiện một cách khác nhau.
Ngược lại, mana là nhận thức chung của toàn bộ xã hội. Nói cách khác, đạo đức nó nằm ở những suy nghĩ chủ quan của cá nhân mỗi người, còn mana lại là mang tính khách quan do nhận thức chung của cộng đồng mang lại.
Ví dụ, “Trong thảm hoạ, không phân chia đồ cứu trợ, mà chiếm lấy cho riêng mình”, hay “đặt hành lý lên chỗ ngồi trên tàu” chính là phi đạo đức.
Khác với エチケット
エチケット trong tiếng Nhật có nghĩa không dùng những từ ngữ khiến đối phương khó chịu, hay cụ thể là quy tắc ứng xử. Đây là một từ có gốc tiếng Pháp, là etiquette.
Vào thời Louis thứ 14, cung điện Versailles không có nhà vệ sinh, mọi người đi vệ sinh trong vườn. Nơi đó có đặt một cái biển tạo sự chú ý ghi “Etiquette”, như để đánh dấu khu vực. Một giả thuyết khác, đó lại là một vé để chứng minh thân phận khi bước chân vào trong lâu đài. Cho dù thời đại nào đi nữa, thuật ngữ etiquette đều chỉ về phép tắc, các cư xử trong cung điện.
Dù thế nào, mana hay etiquette đều thúc đẩy xã hội, các mối quan hệ người với người được suôn sẻ. Nhưng cả hai thứ lại khác nhau ở chỗ,マナー là sự suy nghĩ, cảm thông với người khác bằng chính suy nghĩ của mình, còn エチケット lại để thể hiện suy nghĩ đó.
Ví dụ, bạn chào hỏi ai đó là phép lịch sự, phép xã giao, là etiquette. Nhưng tự bạn chú ý quan tâm đến thái độ của người khác lại là mana. Nếu ta thật sự chú ý vào tình trạng của người khác, cách chào hỏi sao cho lịch sự cũng sẽ chuẩn hơn. Ví như, khi mới gặp một người bạn, vẻ mặt của họ đang buồn rầu thì ta lại thản nhiên chào hỏi vui vẻ thì sẽ thật không dễ chịu chút nào. Đôi khi lúc đó, chào hỏi một cách lịch sự chỉ là một cái gật đầu trong im lặng, và một ánh mắt lo lắng.
Tới bữa ăn, sử dụng dao dĩa sao cho đúng cách, không để tiếng dao dĩa va vào nhau gây ồn, đặt đúng chỗ, đó là etiquette. Còn tìm hiểu xem, khoảng cách ngồi giữa mọi người đã đủ thoải mái chưa, nói những câu chuyện vui vẻ, không cao giọng… thì đó chính là mana vậy.
Trong một cuốn sách nổi tiếng, Emily Post’s Etiquette của người Mỹ có giải thích. Từ cách chuẩn bị bàn ăn (Manners at the Table), cho đến cách ăn uống, mana thế nào, etiquette ra sao đều nói khá rõ.
Ở cuốn sách này, tác giả phân tích về sự khác nhau của mana và etiquette. Etiquette là chuẩn mực dựa vào sự suy nghĩ cho người khác, và người làm tốt mana sẽ là người định nghĩa nên etiquette ra sao trong trường hợp này, sao cho thể hiện tốt thiện chí của bản thân.
Khác với ホスピタリティ
Từ đâu mà ta có được mana, etiquette? Một trong những nguồn gốc đó là từ sự “hiếu khách” (hospitality). Nguồn gốc của từ này là “Hospes” trong tiếng Latin, rồi sinh ra từ “Hospitalitas” là “bảo vệ con người”, là “làm những gì người đo muốn”. Cũng chính từ này nó mới sản sinh ra những từ như Host/Hostess hay Hospital rồi Hotel đó
Ở Nhật Bản, tuy cũng có おもてなし (sự hiếu khách) hay 接遇 (tiếp đãi), nhưng nguyên gốc của おもてなし lại là ものをもって成し遂げる (đạt được mọi thứ) hay 表裏なし (không hai mặt, ý nói không sống hai mặt). Đối với ai cũng vậy, không hai mặt, dùng tấm lòng để kết nối, kể cả sau lưng họ cũng hãy sống vì họ.
Khác với “business manners”
Business mana là thuật ngữ để chỉ đến những nghi thức quan trọng trong công việc. Nói chung, “mana” đề cập ở đây để duy trì trật tự và quan hệ con người của công ty. Rộng ra hơn, nó vượt qua phạm vi một công ty, mà là toàn bộ những gì liên quan đến công việc nói chung.
Cụ thể, nó là quy tắc lễ độ trong bối cảnh công việc, sự quan tâm tới nhau, thúc đẩy mối quan hệ giữa con người với con người tốt lên. Dù là người mới vào công ty hay những người đã vào trước đó, cứ lúc vào công ty là sẽ được đào tạo, huấn luyện về điều này. Mỗi công ty sẽ có những quy tắc hơi khác nhau chút.
mà nhân viên mới thực hiện khi đào tạo nghi thức kinh doanh trước hoặc tại thời điểm gia nhập công ty, như một cách xem xét cho bối cảnh kinh doanh và như một cách thúc đẩy mối quan hệ của con người.
Lời kết
Khi viết bài này, sẽ có nhiều đoạn chắc chắn hơi lủng củng, hoặc khó diễn tả. Rất mong các bạn cùng đóng góp. Dù sao, cũng mong bài viết phần nào giúp đỡ các bạn còn đang bỡ ngỡ với mana, có một cách hiểu rõ hơn, phân biệt được sự khác nhau giữa mana với những định nghĩa đang có sẵn trong đầu.
Trong cuộc sống, mối quan hệ giữa người và người luôn phức tạp. Nếu chúng ta có một phương pháp ứng xử thuần thục, sẽ dễ dàng tạo dựng cho mình một hình ảnh tốt, những cái nhìn thân thiện từ mọi người. Đừng chỉ coi đây là bài học, mà đó là sự chia sẻ với nhau, giúp cuộc sống tốt hơn, thân thiện hơn.
Nếu bạn đọc đến những hàng chữ cuối cùng này, mình cảm ơn rất nhiều. Vậy cũng bõ công ngồi viết bài 😀