Đi onsen tại Nhật

Đi Onsen không các bác?

Trong tiếng Anh, suối khoáng nóng gọi là Hot Spring, nhưng có lẽ, người Nhật Bản đã quá thành công khi nâng tầm việc đi tắm suối khoáng nóng thành trải nghiệm, thành chăm sóc sức khỏe. Bởi vậy, chẳng ai còn nhớ Hot Spring nữa, và cũng chẳng ai dài dòng gọi là đi tắm khoáng nóng nữa.

Đơn giản người ta gọi là “đi onsen”.

Onsen là một từ bắt nguồn từ tiếng Nhật (温泉). Onsen đã có mặt ở Nhật Bản từ xa xưa, các đây khoảng hơn 10 nghìn năm, thời Jomon. Bạn không nhìn nhầm đâu, là hơn 10.000 năm đó, nghĩa là trước Công nguyên luôn.

Đi onsen có thể chữa bệnh

Người Nhật cổ đại tin rằng onsen có khả năng chữa bệnh, và họ đã sử dụng nó để điều trị các bệnh như đau khớp, đau lưng, và các bệnh về da. Onsen có loại this, loại that, nhiều lắm, khoa học ngày nay xác định, mỗi loại onsen sẽ có những thành phần và tác dụng riêng. Phổ biến nhất là:

  • Loại onsen có chứa lưu huỳnh (hay còn gọi là suối nước nóng sulfuric) có tác dụng tốt cho da và hệ thần kinh.
  • Loại onsen có chứa calcium có tác dụng tốt cho xương và răng.
  • Loại onsen có chứa magnesium có tác dụng tốt cho cơ bắp và hệ thống miễn dịch.
  • Và loại onsen có chứa bicarbonate có tác dụng tốt cho tiêu hóa và hệ hô hấp.

Trải nghiệm onsen

Nó dường như là một thứ đặc sản, không một ai đi du lịch Nhật Bản mà không muốn được trải nghiệm tắm onsen cả. Bạn sẽ khó có thể tưởng tượng nổi cái cảm giác, thân thể ta trầm xuốn dưới làn nước nóng giữa mùa Đông, tuyết rơi phủ kín xung quanh giữa cảnh núi non hùng vĩ, khó tả lắm.

Một địa điểm onsen giữa mùa Đông tuyết rơi trắng xóa
Một địa điểm onsen giữa mùa Đông tuyết rơi trắng xóa

Hầu như ở những xứ sở có nhiều núi lửa, Onsen đều xuất hiện. Các mạch suốt nước nóng cũng bắt nguồn từ đây mà ra, Hàn Quốc cũng có rất nhiều.

Không thể phủ nhận, tắm onsen là một phương pháp chữa bệnh rất tuyệt vời được nhiều bác sĩ khuyến khích. Nhưng dường như người ta nhớ đến nó nhiều hơn với tác dụng “thư giãn”. Đi đâu cũng có Onsen, kể cả ngay tại thủ đô Tokyo nữa. Các tour du lịch tới Nhật Bản cũng không bao giờ quên đưa thêm Onsen vào lịch trình của mỗi chuyến đi.

Nguồn suối nước nóng có ở khắp Nhật Bản, từ Okinawa (沖縄) đến vùng giá lạnh Hokkaido (北海道).

Người ta phân biệt thế này: Onsen ở trong phòng (phần lớn ở khách sạn), gọi là Yokujou (浴場) hoặc Furo (風呂). Ở ngoài trời gọi là Rotenburo (露天風呂), cái này thích nhất nè, vừa tắm vừa ngắm, phê cực. Một loại nữa, ít người biết, nó gọi là Ashiyu (足湯), nhưng chỉ ngâm chân thôi, hihi.

Rotenburo (露天風呂)
Rotenburo (露天風呂)

Lần gần đây nhất mình đi Kawaguchiko (河口湖) đã gây ấn tượng mạnh cho mình, một trong những hồ nước nằm xung quanh núi Phú Sĩ (富士山). Cái trải nghiệm vừa tắm vừa ngắm y hệt như trong ảnh quảng cáo ở mấy tạp chí.

Một mình nude trong hồ tắm tắm, xa xa là ngọn núi hùng vĩ trắng xoá 😝 Những tán cây lung linh trước gió với những ánh nắng xuyên qua lớp tuyết phủ dày. Ôi trời, không biết tả sao nữa. Có lẽ đó là hương vị của thiên nhiên, thứ mà mãi mãi mình chẳng thể nào quên.

Lối vào Onsen chia 2 bên Nam / Nữ
Lối vào Onsen chia 2 bên Nam / Nữ

Trong các khu Onsen, bao giờ người ta cũng chia ra khu nam và nữ riêng, lối đi vào cũng riêng nốt. Khu nam treo biển Otokyou (男湯), khu nữ treo Onnayu (女湯). Vào rồi cởi sạch, người quen người lạ nhìn hàng họ nhau vô tư, mà chẳng ngại ngùng gì hết, haha. Sau rồi ra chỗ tắm rửa, không nên để người mình bẩn thỉu xuống Onsen chung, giống như đi bơi ấy. Sau đó là tung tăng, mỗi người một cái khăn mặt nhỏ chui vào hồ Onsen thôi, đã cực. Mình hay bắt chước các bác người Nhật, gập cái khăn đó để đội lên đầu. Nhưng nên nhớ, có một cái luật, im lặng và thưởng thức, không làm ồn. Ghét nhất là lúc nào đi mà gặp mấy người Trung Quốc, siêu ầm ĩ.

Một địa điểm để đi Onsen đẹp tại Nhật
Một địa điểm để đi Onsen đẹp tại Nhật

Cũng có những khu Onsen chung, cả nam và nữ, hoặc có thể ngó được sang nhau. Nhưng khi đó, mọi người đều phải mặc đồ bơi cả. Mình thì không thích đi kiểu đó, vướng víu, khó chịu lắm. Mất đi cái hồn của Onsen.

Để biết vùng nào có loại onsen gì, bạn có thể tham khảo thông tin trên các trang web du lịch hoặc hỏi người dân địa phương. Bạn cũng có thể tìm hiểu về các loại onsen khác nhau trên internet.

Dưới đây là một số địa điểm onsen nổi tiếng ở Nhật Bản cùng với loại onsen đặc trưng của từng vùng:

  • Vùng Hakone: Onsen có chứa lưu huỳnh
  • Vùng Kusatsu: Onsen có chứa calcium
  • Vùng Gero: Onsen có chứa magnesium
  • Beppu: Onsen có chứa bicarbonate
  • Các vùng như Atami, Izu, Tohoku, Kyushu thì không có đặc trưng riêng, onsen những nơi này lại có chứa nhiều loại khoáng chất khác nhau.

Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn tìm được một địa điểm onsen phù hợp với nhu cầu của mình.

Lưu ý khi đi onsen

Nhưng lưu ý các bạn một điều thế này, đi Osen cũng phải tự lượng sức mình, đặc biệt là những người có vấn đề về huyết áp, khi đang đói. Nhiều người đã bị ngất xỉu vì sốc nhiệt, tụt huyết áp như chơi!

Nó là thế này, nhiệt độ nước suối vào khoảng 40°C đến 45°C, nóng lắm đó. Nào là khó thở, nào là dị ứng vì nhiệt… Nhất là mấy người ngồi một lúc nóng quá không chịu được, lại lộn lên. Thấy lạnh lại đi xuống, chắc chắn sẽ không ổn ngay. Và cả những người ngồi lâu nữa, thường 40 phút là quá kinh rồi, không nên ở lâu hơn. Thường cũng chỉ nên tầm 20 phút thôi.

Nên nhớ, khi đang bị sốt, có bệnh về da, hay bạn đang no, vừa uống rượu thì tuyệt đối đừng đi onsen.

À, nhớ phải tắm trước khi tắm onsen để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn trên cơ thể nhé, đi bơi chúng ta cũng làm vậy thôi

Lúc nào mình sẽ lên một danh sách những khu Onsen thú vị, cùng chia sẻ lại cho mình nữa đấy 😉

Mời các bạn xem một số bể onsen nhé, nhìn rất đã.

Onsen ở Việt Nam

Ở Việt Nam, nghe nói có suối nước nóng Thanh Thủy ở Phú Thọ, mà mình chưa đi bao giờ, không rõ có ổn không nhưng thấy khá nhiều người tới.

Có một nơi khác khá nổi tiếng, nhưng lại không phải là suối nóng tự nhiên, gọi là Yoko Onsen Quang Hanh ở Quảng Ninh. Trong những năm gần đây, có rất nhiều người tới trải nghiệm, có lẽ một phần do dính người Nhật vào, ai cũng nghĩ họ sẽ làm tử tế và có trải nghiệm thú vị.

Yoko Onsen Quang Hanh
Yoko Onsen Quang Hanh

Nhưng thực ra là “rất ổn”, mình đã thử. Người Nhật luôn không làm ta thất vọng. Có điều, nếu bạn không rủng rỉnh hầu bao, đừng đi vào cuối tuần. Chọn trong tuần mà đi nhé. Có rất nhiều combo khác nhau, bao gồm phòng, ăn uống, onsen và massage. Tuy nhiên, nhân viên massage ở đây ít nên combo nhanh hết lắm.

Đồ ăn khá ok với người ăn được đồ ăn Nhật, không thì bạn sẽ nhanh chóng thấy nhàm chán và cho rằng, đồ ăn không phong phú.

Bữa ăn đặc trưng kiểu Nhật, rất chi là đạm bạc theo cách người Việt ta ăn uống.
Bữa ăn đặc trưng kiểu Nhật, rất chi là đạm bạc theo cách người Việt ta ăn uống.
Share this article
0
Share
Shareable URL
Prev Post

Các website tìm hiểu du lịch Nhật Bản (cập nhật 14/4/2024)

Next Post

Đại dịch: Câu chuyện những con dấu phiền toái

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Read next
Chú ý: website có sử dụng cookies, tìm hiểu về chính sách tại đây.