Hệ Thống Chữ Viết Trong Tiếng Nhật

Rất nhiều người đã đưa tiếng Nhật vào trong nhóm những ngôn ngữ khó học nhất thế giới, bảo rằng nó khá là khô khan. Nhưng cá nhân mình lại nghĩ, chắc chỉ bởi vì chúng ta sử dụng khác hệ chữ cái mà thôi. Với lại, đã gọi là ngoại ngữ thì có cái gì dễ, không lẽ phải gần giống như tiếng mẹ đẻ mới dễ? Có chăng là chúng ta đã quá quen với hệ chữ latin, còn tiếng Nhật lại trong nhóm chữ tượng hình, giống như tiếng Trung Quốc.

Nhưng những ai đã học qua tiếng Nhật một thời gian, sẽ lại cảm thấy yêu nó nhiều hơn đấy. Tất nhiên, để yêu được nó không thể tự nhiên mà có được.

Nguồn gốc chữ viết Nhật Bản

Giống như Việt Nam, Nhật Bản hay Hàn Quốc cũng đều chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc rất lớn, kể cả chữ viết. Dù rằng, các quốc gia đều có cách phát âm và cấu trúc ngôn ngữ riêng. Thời điểm bắt đầu tại Nhật vào khoảng thế kỷ thứ 5, trước Công nguyên. Trải qua hàng trăm năm, Việt Nam ta may mắn có được một chữ viết riêng, bằng tiếng latin. Còn Nhật Bản, họ đã có sự hình thành riêng về chữ Nhật, nó bao gồm hệ ひらがな (Hiragana), カタカナ (Katakana), và vẫn tồn tại chữ 漢字 (chữ Hán, mà ta hay gọi luôn là Kanji).

Hệ chữ Manyogana xuất hiện

D3B016E0 825A 4598 9838 5157014933A6
Bảng chữ cái Manyogana

Do chữ Hán quá phức tạp, công thêm sự mong muốn có được một chữ viết riêng cho mình, một hệ thống chữ viết mới được hình thành sau đó khoảng một thế kỷ.

Manyogana (万葉がな), nghĩa là vạn diệp giả danh, đây được coi là bảng chữ cái đầu tiên trong tiếng Nhật. Bạn nhìn thử qua hình bên, hàng chữ màu đỏ, và sẽ nhận ra. Bảng chữ cái Manyōgana của người Nhật có nguồn gốc sửa đổi từ chữ Kanji qua, giản lược hoá đi. Tuy các chữ Kanji gốc kia đều có ý nghĩa riêng của nó, nhưng khi được cải biên thành bảng chữ cái trong tiếng Nhật, nó lại chỉ đơn thuần là những từ biểu thị cách phát âm chữ Hán.

Trong quá trình sử dụng, hệ Manyogana được cải tiến dần dần. Và tên gọi mới đã ra đời, đó chính là chữ Hiragana ngày nay mà chúng ta đang học. Chữ Hiragana nhìn khá mềm mại, uốn lượn, nhiều người Việt hay định nghĩa gọi nó là chữ mềm.

Thời kỳ đầu, bảng chữ cái Hiragana có 48 ký tự. Sau này, có 2 ký tự ít được sử dụng nên nó bị loại bỏ, và chỉ còn 46 ký tự ngày nay.

9B3ACCE5 0336 46AF 955E 8D41A499C32C

Hệ Katakana

Katakana cũng hình thành không lâu sau khi bộ chữ Hiragana ra đời. Điều buồn cười là, nó gần như y hệt chữ Hiragana, nhất là về cách đọc. Một số ký tự khác đi, và đặc biệt, trong nét của nó không còn mềm mại nữa, chỉ là những nét gạch cứng nhắc. Vì vậy, người Việt đặt cho nó cái tên Chữ cứng.

Chữ Katakana ra đời có mục đích riêng của nó, nó được dùng để ghi chú các cách đọc cho chữ Hán, đến ngày nay là cho cả các từ vựng nước ngoài du nhập vào Nhật. Nó còn được dùng khi cần nhấn mạnh một đoạn nào đó, kiểu nhìn nhìn trong đống chữ, nó thật khác biệt ấy mà.

6E81D73A BBF5 473E A6B4 1ADC5602592C
Bảng chữ Katakana

Có một câu chuyện lạ tai mà thật là thế này, chữ viết của Nhật cũng phân biệt giai cấp 😄 Dân thường, địa vị thấp kém chỉ được dùng chữ Hiragana mà thôi, còn chữ Kanji để dành cho giới quý tộc, giới elite trong xã hội lúc bấy giờ. Nhưng có vẻ không phải là họ tự phân ra như thế, mà thường người nghèo thời đó, lo miếng ăn đã đủ hết thời gian rồi, rảnh đâu mà học nhiều chứ. Chữ Hiragana đơn giản, chỉ cần nhớ 48 mặt chữ cái là cái gì cũng viết được. Còn người ở tầng lớp trên, họ sẽ cầu kỳ hơn trong vấn đề giáo dục, đòi hỏi cao hơn, nên việc học chữ Kanji là đương nhiên.

Rắc rối con chữ

Do yêu cầu khắt khe, cũng như tính nghiêm chỉnh của các văn bản pháp quy. Ngày nay, các văn bản đó luôn sử dụng phần lớn chữ Kanji, có lẽ chiếm đến 90% trở lên. Đọc rất là hoa mắt, không hề đơn giản. Lúc mới học tiếng Nhật, có một senpai nói với mình thế này, học được lên đến N1 mới có thể đọc nổi báo về chính trị, hay đọc tiểu thuyết thì cũng phải cỡ N2… Lúc đó nghe đầu óc cứ lùng bùng luôn.

Sự rắc rối còn ở góc độ cách viết nữa. Trong một xã hội tiên tiến, người ta đã bỏ qua cách viết từ phải qua trái, mà sử dụng từ trái qua phải. Y hệt như cách viết đối với các văn bản sử dụng chữ latin. Tuy nhiên, nếu bạn cầm một cuốn truyện của Nhật lên mà xem, nó vẫn cứ là viết theo quy tắc “Từ trên xuống dưới (giống như một hàng chữ của mình), rồi mới từ phải qua trái. Loằng ngoằng cực.

Để lúc nào mình rảnh, mình thử list ra xem, một bé tiểu học phải học bao nhiêu chữ Kanji, chắc các bạn học đến N3 còn không bằng luôn, haha… Bản thân người Nhật còn phải thốt lên, không phải từ nào họ cũng biết viết, và không phải từ nào họ nhìn cũng đọc nổi 🤣

Nói vậy thôi, hãy thử học xem nhé! Thích lắm đó.

Share this article
0
Share
Shareable URL
Prev Post

Hồ Shirogane Blue

Next Post

6 Điều Có Lẽ Bạn Không Biết Về Katakana

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Read next

猫に小判

猫に小判 đọc là ねこにこばん Dịch ra là: Tặng tiền cho mèo Koban là một đồng tiền vàng cổ, được dùng ở Nhật Bản hơn 100…
Chú ý: website có sử dụng cookies, tìm hiểu về chính sách tại đây.