Bắt giữ Châu Đình có thể làm phức tạp thêm mối quan hệ Nhật – Trung

Châu Đình, được mệnh danh là “Nữ thần dân chủ”, cô đóng một vai trò quan trọng trong Phong trào Dù vàng năm 2014, kêu gọi thay đổi dân chủ ở Hồng Kông. Cô thường đăng các bài viết bằng tiếng Nhật trên Twitter của mình, với khoảng 500.000 người theo dõi.

Các chính trị gia bảo thủ của Nhật Bản, những người coi trọng liên minh với Mỹ, vốn đã thúc giục Thủ tướng Shinzo Abe xem xét lại chiến lược ngoại giao đối với Trung Quốc. Sau vụ bắt giữ Châu Đình, sự kiện này có thể trở thành một vấn đề mới làm phức tạp thêm mối quan hệ Trung – Nhật.

Một nguồn tin ngoại giao ở Bắc Kinh cho biết: “Agnes Chow rất nổi tiếng ở Nhật Bản. Nếu Trung Quốc muốn duy trì mối quan hệ thân thiện với Nhật Bản, trong bối cảnh căng thẳng leo thang với Mỹ, họ đã không nên bắt giữ cô ấy”.

Sau vụ bắt giữ cô vào tuần trước, một lượng lớn người Nhật cuối cùng đã “thừa nhận Trung Quốc là một quốc gia coi thường nhân quyền”.  Người hâm mộ của Châu Đình tại Nhật Bản “sẽ không bao giờ tha thứ cho Đảng Cộng sản Trung Quốc.”

Ngay lập tức, sự kiện trên thu hút giới truyền thông của Nhật mạnh mẽ. Hình ảnh và tin tức về cô tràn ngập trên các báo, truyền hình của nước Nhật. Châu Đình từng cho biết, cô đã tự học tiếng Nhật, vì rất mê truyện tranh và phim hoạt hình của Nhật Bản.

Thứ xuất hiện trong đầu cô trong thời gian bị giam giữ chính là lời của bài hát nổi tiếng 不協和音 (Bất hiệp hoà âm)”, thể hiện lập trường vững vàng trước áp lực từ người khác, một bài hát do nhóm Keyakizaka46 nổi tiếng Nhật Bản thể hiện.

Châu Đình đã rất “tích cực” đưa ra các thảo luận về “hệ thống chính trị dân chủ hơn cho Hồng Kông” đến với người Nhật, bằng tiếng Nhật, ông Stephen Nagy, phó giáo sư cấp cao tại Đại học Cơ đốc giáo quốc tế ở Tokyo nói.

Châu Đình thường xuyên đăng tải trên Twitter những thảo luận bằng tiếng Nhật
Châu Đình thường xuyên đăng tải trên Twitter những thảo luận bằng tiếng Nhật

Một người Nhật Bản sống ở Bắc Kinh cho biết: “Tôi bắt đầu quan tâm đến các vấn đề của Hong Kong từ năm ngoái nhờ Nữ thần dân chủ, mặc dù tôi biết, trước đây cô ấy nói rằng cô ấy không thích biệt danh này”.

Châu Đình cũng nhận được sự chú ý của giới truyền thông khi các cuộc biểu tình lớn nổ ra ở Hồng Kông, do dự luật dẫn độ (hiện đã được rút lại). Sau đó đã biến thành phong trào chống chính phủ vào năm 2019, với việc những người biểu tình thường tìm cách điều tra vấn đề cảnh sát sử dụng vũ lực.

Sau khi cô bị bắt vào thứ Hai, hashtag #FreeAgnes đã tràn ngập trên Twitter ở Nhật Bản, với sự ủng hộ nhiệt thành dành cho Châu Đình. Tính đền chiều thứ Ba, người ta thống kê được có tới hơn 178.000 tài khoản Twitter sử dụng hashtag trên. Và ít nhất 57.000 người khác đã sử dụng hashtag khác bằng tiếng Nhật “Chúng tôi phản đối việc bắt giữ Agnes Chow”. Có người còn thống kê được, trong tổng số các hashtag #FreesAgnes, thì có tới 61% tới từ nước Nhật, nhiều hơn tất cả các nơi khác cộng lại.

Vào cuối tháng 6, Đại lục đã áp đặt luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông, để trấn áp những ai họ coi là ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với các lực lượng nước ngoài. Dường như nhằm dập tắt các cuộc biểu tình chống chính phủ thân Bắc Kinh trên lãnh thổ này.

Kể từ đó, nhiều quốc gia phương Tây, bao gồm cả Mỹ và Anh, đã chỉ trích đạo luật về việc gây nguy hiểm cho các quyền tự do, nhân quyền ở Hồng Kông, nơi dân chủ được cho là được đảm bảo.

Theo nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”, người Hồng Kông được hứa rằng, họ sẽ được hưởng các quyền và tự do trong 50 năm sau khi trở lại với Trung Quốc vào năm 1997.

Vào tháng 7, Tổng thống Donald Trump đã ký lệnh chấm dứt hoàn toàn việc đối xử đặc biệt đối với Hồng Kông theo luật pháp Mỹ. Ông cũng nói rằng, sẽ buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về “các hành động áp bức” đối với người dân trên lãnh thổ này.

Châu Đình được tại ngoại sau một ngày bị bắt, với cáo buộc vi phạm luật an ninh quốc gia, nhưng cô “sắp bị truy tố”, một nguồn tin thân chính quyền Trung Quốc cho biết.

Phát biểu trước các phóng viên bên ngoài đồn cảnh sát, Châu Đình cho biết, cô đã bị bắt 4 lần khi đang tham gia các hoạt động xã hội ở Hồng Kông. Tuy nhiên, lần này là “đáng sợ nhất”.

“Lý do bắt giữ mà tôi được biết là, tôi đã cấu kết với các thế lực nước ngoài, bằng cách sử dụng mạng xã hội từ tháng 7”. Nhưng “tôi vẫn không hiểu tại sao mình bị bắt” vì những lời buộc tội rất mơ hồ, cô nói. “Luật an ninh quốc gia chắc chắn đã được sử dụng để đàn áp chính trị”.

Một nguồn tin ngoại giao khác ở Bắc Kinh cho biết, sự tức giận ngày càng gia tăng về vụ bắt giữ, và có thể làm xói mòn thêm quan hệ giữa với Tokyo và Bắc Kinh.

Nguồn tin cho biết: “Nếu nhiều người Nhật có cảm tình với cô ấy, việc chống Trung Quốc sẽ phát triển hơn nữa, làm tổn thương quan hệ giữa hai nước”.

Mối quan hệ Trung Quốc – Nhật Bản đã được cải thiện bằng cách giải quyết hiệu quả hơn tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Và cả hai được cho là rất mong muốn làm việc cùng nhau, để phục hồi nền kinh tế của họ đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch coronavirus.

Tuy nhiên, việc thực thi luật an ninh quốc gia và việc Châu Tinh Trì bị bắt sẽ ngăn cản hai cường quốc châu Á xích lại gần nhau hơn.

“Các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ theo dõi tình hình cẩn thận, kiểm tra xem việc bắt giữ Châu Đình và những người khác có đang làm ảnh hưởng môi trường kinh doanh ở Hong Kong và Trung Quốc đại lục hay không”, Nagy nói.

Trong khi đó, chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của Tập Cận Bình tới Nhật Bản kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2013, vốn đã bị trì hoãn do đại dịch, có thể không thành hiện thực trong bối cảnh công chúng Nhật Bản và Mỹ phản ứng dữ dội.

“Với quan hệ tương lai với Trung Quốc, việc mời Tập Cận Bình thăm Nhật Bản là điều vô cùng khó khăn”, một nguồn tin chính phủ Nhật Bản cho biết.

Share this article
0
Share
Shareable URL
Prev Post

75 năm ngày Nhật Bản đầu hàng trong Thế chiến thứ II, mối quan hệ với Trung Quốc và Hàn Quốc vẫn căng thẳng

Next Post

Nhật Bản đi sau thế giới ít nhất 20 năm?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Read next
Chú ý: website có sử dụng cookies, tìm hiểu về chính sách tại đây.