Hạ chí là một thời điểm quan trọng trong lịch cổ, khi ban ngày là dài nhất và đêm ngắn nhất. Tại Nhật Bản và phần còn lại của bán cầu bắc, ngày hạ chí năm 2023 diễn ra vào hôm qua, ngày 21 tháng 6. Mặt trời ở điểm cao nhất trên bầu trời và bóng tối ngắn nhất; ở Tokyo, ban ngày kéo dài hơn 5 tiếng so với ngày đông chí.
Một buổi lễ thanh tẩy được tổ chức tại Đền thờ Futami Okitama ở Ise, tỉnh Mie, nơi những người thờ phụng tới vịnh Ise để tắm trong làn nước mát khi mặt trời mọc giữa một cặp tảng đá meoto iwa ngay ngoài khơi.
Và vào thời điểm Hạ chí ở Nhật sẽ có gì, các bạn cùng tham khảo nhé. Đến du lịch xứ sở Phù Tang, ta nên biết về những sự kiện ở đây, biết đâu ta có thể tham dự.
Những Ngọn Nến Trong Đêm
“Những ngọn nến của triệu người” là một phong trào khởi điểm từ Tokyo vào ngày hạ chí năm 2003. Những người tổ chức phong trào ủng hộ việc thư giãn trong 2 tiếng vào ngày hạ chí và đông chí. Từ 8 đến 10 giờ tối, mọi người tắt hết đèn, sau đó thực hành “các hoạt động chậm”. Ngoài những cá nhân tham gia, sự kiện hiện còn có sự hỗ trợ từ các công ty và hiệp hội, và thậm chí cả đèn của Tháp Tokyo cũng bị tắt.
Zōjōji, một ngôi chùa ở Shiba, Tokyo, thắp 1.690 ngọn nến với 17 màu cho sự kiện này, ám chỉ đến 169 mục tiêu và 17 mục tiêu chính trong các Mục tiêu Phát triển Bền vững.
Hoa Hangeshō
Giai đoạn hangeshō, theo truyền thống sẽ bắt đầu từ ngày thứ 11 sau ngày hạ chí, là 5 ngày trước lễ hội Tanabata vào ngày 7/7. Đây thường là lúc cao điểm của mùa mưa và được coi là thời điểm không may mắn. Nông dân đặt mục tiêu hoàn thành việc cấy lúa trước giai đoạn hangeshō.
Hangeshō cũng là tên một loài hoa ở Nhật Bản và các nước khác tại châu Á (Saururus chinensis), chúng mọc vào thời điểm Hạ chí trong năm. Cái tên nghe giống như “trang điểm một nửa”, lá của nó chuyển sang màu trắng, như thể được trang điểm. Sau mùa hoa, màu trắng trên lá sẽ chuyển qua màu xanh.
Cherries
Đôi khi được gọi là “viên ngọc đỏ”, anh đào thuộc họ hoa hồng và có họ hàng với dâu tây, loquats và ume hoặc mận Nhật Bản. Chúng mọc vào mùa từ tháng 6 đến tháng 7. Người ta trồng cherries đào ở Nhật Bản được cho là bắt đầu từ năm 1868, khi một người Đức trồng 6 cây ở Hokkaidoaidō.
Ngày nay, số lượng cherry của tỉnh Yamagata chiếm khoảng 70% tổng số anh đào được sản xuất trong Nhật Bản. Satō Nishiki, một giống cherry do Satō Eisuke ở Higashine ở Yamagata phát triển đặc biệt nổi tiếng nhờ vị chua ngọt cân bằng.
Ngày tưởng niệm Okinawa (23/6)
Đây là ngày để tưởng nhớ 200.000 người đã thiệt mạng trong trận chiến Okinawa, vào cuối Thế chiến II. Nó đánh dấu ngày cuối cùng của trận chiến chính thức. Mỗi năm, lễ tưởng niệm thường được tổ chức tại Công viên Tưởng niệm Hòa bình ở Itoman, tỉnh Okinawa. Nền tảng Hòa bình của công viên ghi lại tên của tất cả những người đã chết trong trận chiến, bất kể quốc tịch nào. Nó đã được tuyên bố là một ngày lễ của tỉnh, dành riêng để cầu cho người đã tử chiến và cầu nguyện cho hòa bình.
Nagoshi no Harae (30/6)
Hàng năm vào cuối tháng 6 và tháng 12, một nghi lễ thanh tẩy được tiến hành cho những người vô tình phạm tội hoặc ô uế. Nghi lễ được tổ chức vào mùa hè được gọi là Nagoshi no Harae.
Nhiều ngôi đền dựng lên những chiếc vòng lớn, được gọi là chinowa, được dệt từ cỏ tranh hoặc các loại cây khác. Những người thờ cúng đi qua chiếc vòng, cầu nguyện để được thanh tẩy và bảo vệ khỏi bệnh tật và tai họa.
Mở Đường Lên Núi Phú SĨ (1/7)
Núi Phú Sĩ mở cửa cho hoạt động leo núi từ ngày 1/7 qua đường mòn Yoshida, bắt đầu từ tỉnh Yamanashi. Người dân Nhật Bản tôn thờ những ngọn núi từ thời cổ đại và việc tiếp cận các đỉnh núi thiêng bị hạn chế.
Việc mở núi Phú Sĩ bắt nguồn từ truyền thống tôn giáo, cho phép leo núi trong một khoảng thời gian giới hạn trên những ngọn núi như vậy vào mùa hè. Con đường bên ngoài trạm thứ năm của ngọn núi, điểm cao nhất có thể đi bằng ô tô, được mở cho những người leo núi vào ngày này. Những túp lều trên núi và trạm sơ cứu cũng bắt đầu hoạt động từ thời điểm này.
Minazuki
Khoảng tháng 6 trong lịch cổ của Nhật Bản được gọi là Minazuki, từ khoảng cuối tháng 6 đến đầu tháng 8.
Minazuki cũng là tên của một loại đồ ngọt Nhật Bản có nguồn gốc ở Kyoto, bao gồm uirō (một loại bánh mềm, giống như bánh dày của Việt Nam, làm từ bột gạo hoặc tinh bột dong riềng) phủ đậu azuki, cắt thành hình tam giác giống như viên đá.
Vào thời Heian (794–1185), trong mùa nóng ẩm này, triều đình Nhật Bản đã ngăn chặn cái nóng bằng cách ăn băng trữ trong các ngôi nhà băng từ mùa đông. Nhưng những người bình thường thì không được tiếp cận với sự xa xỉ như vậy, và thay vào đó, họ được cho là đã thưởng thức món ngọt này để giải khát. Ở Kyoto, minazuki vẫn được thưởng thức theo phong tục vào ngày 30/6.
Tokoroten
Tokoroten là một món ăn bao gồm các sợi thạch agar-agar (có nguồn gốc từ tảo đỏ) và đã được ăn ở Nhật Bản từ thời Heian. Tảo tengusa được đun nóng cho đến khi tan hết, sau đó làm lạnh để tạo thành thạch.
Sau đó, chúng được đặt vào một hộp có đáy nhiều lỗ, rồi dùng một pít tông để ép thạch xuyên qua để tạo ra các sợi dài. Khi ướp lạnh, tokoroten rất dễ ăn khi cái nóng đã làm mất cảm giác ngon miệng của mọi người. Và phía trên cùng, tùy theo vùng họ sẽ đổ lên một lớp khác nhau, nhưng thường là hỗn hợp giấm, nước tương và rượu mirin, hoặc xi-rô đường nâu.
Kanpachi
Kanpachi, là anh em họ nhưng lớn hơn của cá đuôi vàng buri, có chiều dài lên tới 1,5 mét. Nó là một loại cá béo, có hương vị thơm ngon, hoàn hảo để làm món sashimi, hoặc cũng có thể ăn sống và thêm chút gia vị trên bát cơm (tsukedon), nấu với sốt teriyaki, luộc với nước tương hoặc carpaccio.