Làm thêm quá giờ, hoặc làm không đủ khiến du học sinh phải từ bỏ học tập tại Nhật Bản

“Tình trạng trước đây của bạn ở trong nước (Việt Nam) không thể coi là lợi thế”.

Thử xem thông báo mà một cô gái Việt Nam (25 tuổi), sống tại quận Hyogo của Kobe nhận được từ Cục xuất nhập cảnh chi nhánh Osaka vào ngày 13/4. Thông báo nói, cô không thể gia hạn visa du học của mình. Cô đã tốt nghiệp một trường Nhật ngữ vào tháng 3, và dự định học chuyên ngành kế toán tại một trường senmon (trường chuyên môn) từ tháng 4. “Em đã làm tất cả những công việc đó để có thể đến trường…”, nhưng thông báo đã phủ một bóng đen lên tương lai của cô sinh viên.

Đơn đăng ký gia hạn visa du học đã bị từ chối, lý do là cô đã làm thêm quá giờ. Thời gian được phép chỉ là 28/tuần đối với du học sinh, theo Đạo luật Kiểm soát Nhập cư và Người tị nạn.

0B900272 C40B 4A33 ADA4 BA6A5747816F
Phạm Thị Ngọc Hà, đang học tại một trường Đại học ở Nhật Bản. Cô đang tâm sự về cuộc sống của mình ở Nhật ngày 6/7/2020 | Mainichi

“Tôi đã làm một số công việc bán thời gian để kiếm tiền đóng học”, cô nói. Giờ đây, ước mơ theo đuổi ngành kế toán ở Nhật Bản của cô bị tước bỏ, cộng thêm việc các trường học đang đóng cửa tạm thời trong bối cảnh đại dịch coronavirus đã loại bỏ bất kỳ cơ hội học tập nào.

Cô tới Nhật Bản vào tháng 1/2019 và kiếm được khoảng 150.000 yên/tháng (khoảng hơn 30 triệu VNĐ) tại một nhà máy sản xuất cơm hộp, và một viện dưỡng lão, trong lúc đang theo học trường Nhật ngữ. Cô phải kiếm 70.000 yên để trang trải chi phí sinh hoạt và một phần chi phí liên quan đến trường học, cũng như phí nhập học và học phí cho trường senmon vào tháng 9/2019, tổng cộng 390.000 yên.

Cô chỉ có thể kiếm đủ bằng cách cắt giảm chi tiêu sonh hoạt, và làm việc tới 150h/tháng. “Tôi biết luật 28h/tuần, và tôi đã sai khi làm quá giờ. Nhưng, tôi cần tiền để đi học.”, cô nói.  Nữ sinh Việt Nam đã mất tư cách lưu trú với tư cách là sinh viên nước ngoài và chuyển sang thị thực “hoạt động được chỉ định” vào nửa cuối tháng 5. Cô vẫn tiếp tục làm việc tại viện dưỡng lão.

Theo khảo sát của Tổ chức Dịch vụ Sinh viên Nhật Bản, 75% sinh viên nước ngoài làm việc bán thời gian vào năm 2017. Toshiaki Torimoto, người đứng đầu một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Hyogo, hoạt động nhằm thúc đẩy trao đổi văn hóa giữa Việt Nam – Nhật Bản, nhận xét: “Các quốc gia như Việt Nam còn nghèo so với Nhật Bản, và có nhiều du học sinh không có học bổng hoặc hỗ trợ từ gia đình. Họ phải tự kiếm tiền để trang trải chi phí sinh hoạt và học tập”.

Cũng có những trường hợp, du học sinh rơi vào vòng xoáy nợ nần, vì họ không thể kiếm đủ tiền trong giới hạn 28h/tuần để duy trì cuộc sống. Phạm Thị Ngọc Hà, đang theo học tại Đại học Quốc tế Thái Bình Dương ở thành phố Okayama cho đến tháng 1/2020, đã bỏ học ngay trước khi tốt nghiệp sau khi chật vật cân bằng giữa việc học và việc làm. Cô tin tưởng khi công ty tư vấn du học nói với cô rằng: “Ở Nhật, bạn có thể kiếm 200.000 yên mỗi tháng khi còn đi học”. Cô đã trả cho công ty đó khoảng 1 triệu yên để làm thủ tục du học Nhật Bản vào năm 2013, nhưng cô đã “nhận ra, lời tư vấn đó không đúng sự thật sau khi đến Nhật Bản.”

Ngọc Hà đã từng tuân thủ đúng giới hạn 28h/tuần khi làm việc tại các nhà máy sản xuất cơm hộp, quán rượu. Nhưng lúc đó, cô chỉ kiếm được 100.000 yên mỗi tháng.  Sau khi tốt nghiệp trường tiếng Nhật và trường senmon ở Tokyo, cô đã nhập học tại một trường đại học. Trong thời gian đó, cô đã phải vay từ 50.000 đến 100.000 yên mỗi tháng từ người thân và bạn bè. Cô bắt đầu bỏ học vì thiếu ngủ. Và tới tháng 11/2019, cô đã phải chịu một nỗi đau, bà của cô qua đời ở quê nhà.

làm thêm quá giờ - thẻ cư trú bị đục lỗ
Hình ảnh chiếc thẻ cư trú bị trả lại với một lỗ thủng, sau khi đơn xin gia hạn visa du học sinh của cô bị từ chối. | Mainichi

“Cuộc sống ở Nhật khiến tôi mệt mỏi”, Ngọc Hà nói. 7 năm sinh viên ở Nhật Bản của cô được đánh dấu bằng sự quá sức, khi cô cố gắng kiếm đủ tiền để tiếp tục học tập. Cô than thở, “Tôi không biết rằng, cuộc sống ở đây tốn kém hơn nhiều so với những gì tôi ước tính trước khi đến Nhật Bản. Tôi nghĩ rằng ở Nhật Bản, tôi sẽ có thể học tập mà không phải lo lắng hay tạo gánh nặng cho cha mẹ”.

Số lượng du học sinh nước ngoài ở Nhật Bản đang tăng lên, bao gồm cả người Việt Nam, Nepal và Myanmar. Chỉ tính riêng ở tỉnh Hyogo có hơn 10.000 người. Và ở một góc nhìn khác, họ đang hỗ trợ xã hội Nhật Bản với tư cách là nhân viên của cửa hàng tiện lợi, các nhà hàng… để kiếm đủ tiền cho sinh hoạt trong khi đi học. Nhưng đồng thời, họ ở vào vị thế dễ bị tổn thương khi sống ở nước ngoài. Và nhiều người trong số họ gặp khó khăn về tài chính, hoặc có vấn đề với các trường nơi họ theo học.

Share this article
0
Share
Shareable URL
Prev Post

Một người Việt bị bắt nhầm vì tình nghi trộm cắp

Next Post

Nhật Bản sẽ không tham gia hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân của Liên Hiệp Quốc

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Read next
Chú ý: website có sử dụng cookies, tìm hiểu về chính sách tại đây.