Các khối tenji

Khối Tenji: Những con đường cho người khiếm thị Nhật Bản

Có những phát minh tưởng chừng như nhỏ bé, nhưng lại trở nên vĩ đại!

So với nhiều nước trên thế giới, Nhật Bản là kẻ chậm chân trong việc hỗ trợ người khiếm thị trong vấn đề phát triển xã hội. Đến tận năm 1965, Nhật Bản mới thành lập Trung tâm đào tạo chuyên môn đầu tiên của mình liên quan đến vấn đề này, sau quốc gia đầu tiên là Mỹ hơn 40 năm. Nhưng Nhật Bản lại là quốc gia vượt lên, dẫn đầu trong cuộc cách mạng này.

Ngay trong năm Nhật Bản thành lập ra Trung tâm, một kỹ sư tại tỉnh Okayama đã phát minh ra phương thức hỗ trợ đi lại cho người khiếm thị. Và thật tuyệt vời, giờ đây nó trở thành một phương thức phổ biến, được ứng dụng khắp nơi, giúp người khiếm thị có thể tự định hướng khi di chuyển.

Phương thức này chính là những con đường có sử dụng gạch lát tăng xúc giác, được làm nổi lên để người khiếm thị cảm nhận trực tiếp qua bàn chân, gậy chống. Một hệ thống gạch có cấu trúc rõ ràng, chỉ ra được các mối nguy hiểm tiềm ẩn và hướng di chuyển.

Ở Việt Nam, hầu như bạn không thể thấy được nó. Nhưng tại Nhật Bản, bạn có thể nhìn thấy bất cứ đâu, từ đường cầu thang bộ, thang máy, sân ga… Ngoài việc gạch được lát nổi, người ta còn quy định sử dụng màu vàng, cho phép những người có thị lực kém dễ dàng phát hiện, đây là những người không bị mất hoàn toàn thị lực. Có hai loại gạch chủ yếu:

  • Loại có các chấm nổi lên: Biểu thị thông báo cần thận trọng.
  • Loại có các dải kéo dài, song song: Biểu thị thông tin đường đi theo định hướng.

Ngày nay, gạch lát tăng xúc giác đã phổ biến không chỉ tại Nhật Bản, mà còn được sử dụng và đưa vào làm tiêu chuẩn ở hơn 20 quốc gia khác trên thế giới. Tất cả chỉ bắt đầu từ một điều nhỏ bé, một mong muốn đơn giản của một người đàn ông: “Giúp đỡ một người bạn”. Ông tên là Seiichi Miyake (tiếng Nhật: 三宅 精一).

Nhà phát minh Seiichi Miyake

Ông Seiichi Miyake

Seiichi Miyake đã nảy ra ý tưởng gạch lát nổi sau khi ông đọc một báo cáo, về một người đàn ông chống gậy suýt bị ô tô đâm tại ngã tư bên ngoài nhà anh ta.

Vào cái hôm ông đọc trong một báo cáo về một người đàn ông chống gậy, suýt bị ô tô đâm ngay tại ngã tư ngoài ngoài nhà anh ta, Seiichi Miyake đã nảy ra ý tưởng. Thời điểm đó, ông đang tập trung vào nghiên cứu, làm sao để ngăn tuyết bám vào biển số ô tô, khi nghĩ tới vấn đề thị lực của người bạn thân đang bị suy giảm.

Nguồn cảm hứng cho phát minh của ông chính là từ chữ nổi. Bằng việc đặt các mẫu khác nhau trên mặt đất, ông nghĩ rằng, người khiếm thị có thể “đọc” được mặt đường thông qua tiếp xúc từ chân, hoặc gậy, giống như họ đọc một cuốn sách.

Ngay sau đó, Miyake đã gặp Takeo Iwashi, khi đó đang là giám đốc của Nippon Lighthouse (Trung tâm phúc lợi cho người khiếm thị). Và ông đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình đến từ Iwashi, khuyến khích Miyake trong việc nghiên cứu và phát triển.

Sau hai năm tự bỏ tiền ra nghiên cứu nhiều nguyên mẫu, Miyake đã tạo ra một mẫu gạch với 7 x 7 điểm gờ nổi. Ông tin rằng, nó rất dễ nhận biết, dễ thi công. Miyake đặt tên cho nó là khối Tenji (Một chữ trong tiếng Nhật có nghĩa là chữ nổi Braille), với ước mơ phát minh của mình có mặt ở khắp trên đất nước Nhật Bản.

Để xúc tiến phổ biến các khối Tenji, Miyake đã làm việc với văn phòng Đường cao tốc quốc gia Okayama, để lắp đặt 230 khối tại lối đi dành cho người đi bộ, ở bên ngoài trường học dành cho người khiếm thị của tỉnh. Khi các học sinh khiếm thị và giáo viên đến để đi thử lên những viên đá lát kia, Miyake nhận ra rằng, phát minh của ông có thể mở ra một thế giới mới cho người khiếm thị. Đồng thời, khơi dậy sự quan tâm của cộng đồng đến cuộc sống của những người khiếm thị, thứ mà trước đây ít có người quan tâm.

Ông đã thành lập Trung tâm nghiên cứu An toàn giao thông ngay tại nhà mình, bắt đầu những chiến dịch tiếp cận đến công chúng. Và gửi thông tin về phát minh cùng những khối Tenji miễn phí tới tỉnh Okayama, cho các tổ chức ở Kyoto, Osaka và Tokyo.

Tuy nhiên, không có đơn đặt hàng nào đến!

Học sinh khiếm thị và các giáo viên thử nghiệm các khối Tenji của Miyake tại tỉnh Okayama năm 1967.
Học sinh khiếm thị và các giáo viên thử nghiệm các khối Tenji của Miyake tại tỉnh Okayama năm 1967.

Phải đến năm 1970, phát minh của Miyake mới bắt đầu được chú ý đến. Một giảng viên của Trường người khiếm thị tỉnh Osaka đặt làm khối Tenji cho nhà ga Abikocho ở Osaka, và nhiều các nhà ga khác cũng bắt đầu làm theo.

Tại thủ đô Tokyo, chính quyền đã cấp ngân sách để lắp đặt các khối Tenji cho 10 nghìn khu nhà tại Takadanobaba. Nơi đây có một cụm cơ sở vật chất dành cho người khiếm thị, bao gồm Liên đoàn Người khiếm thị Nhật Bản và Thư viện Chữ nổi Nhật Bản, biến nơi đây thành quận có mô hình chuẩn an toàn giao thông đầu tiên của Nhật Bản.

Kimihiro Yuri, giám đốc điều hành tại Trung tâm Nghiên cứu An toàn Giao thông cho biết, thành công này có được là nhờ có Miyake và công chúng.

“Cư dân địa phương quyết tâm loại bỏ tai nạn giao thông, họ quyết định rằng, việc lắp đặt các khối Tenji sẽ giúp đảm bảo an toàn cho người khiếm thị. Vì vậy họ đã tham gia cùng các nhóm người khiếm thị để kiến ​​nghị với chính phủ”

Yuri nói

Với phát minh thành công này, gạch lát tăng xúc giác cho người khiếm thị đã được giới thiệu rộng đến các thành phố khác trên khắp Nhật Bản. Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi tuyên bố, hệ thống hướng dẫn an toàn giao thông cho người khiếm thị là rất cần thiết trong quá trình thực hiện dự án thành phố kiểu mẫu mới, và Đường sắt Quốc gia Nhật Bản ngay lập tức lắp đặt hệ thống các khối Tenji cho các nhà ga trên toàn quốc.

Theo Trung tâm Nghiên cứu An toàn Giao thông, việc phổ biến các khối Tenji “cũng đem lại một luồng gió lớn từ sự thay đổi triết lý phúc lợi” với sự mở rộng sử dụng chúng nước ngoài. Năm Quốc tế về Người khuyết tật của Liên hợp quốc (1981), đã kêu gọi bình đẳng về cơ hội, khơi dậy suy nghĩ dành cho những người khiếm thị tương tự như ở Nhật Bản.

Năm 1985, gạch lát Tenji trở thành yêu cầu bắt buộc phải sử dụng rộng rãi trên toàn quốc. Đến năm 1990, Sắc lệnh phát triển phúc lợi thị trấn được ban hành ở các quận – bắt đầu với Osaka và Hyogo – đã mang lại sự gia tăng trong việc lắp đặt các khối Tenji.

Một con đường lát các khối Tenji
Một con đường lát các khối Tenji

Quá trình phát triển các khối Tenji

Ban đầu, các khối Tenji không đồng nhất giữa các địa phương, gây nhầm lẫn cho người khiếm thị khi họ đi ra ngoài khu vực. Các ô nguy hiểm có 25, 32 hoặc 36 chấm, xếp thành hình song song hoặc ngoằn ngoèo, trong khi ô định hướng có bốn hoặc 18 thanh dài.

“Dựa trên ý kiến phản hồi và nghiên cứu, các thành phố đã quyết định về kích thước, định dạng cho các khối Tenji”, Yuri nói. “Điều cần thiết là phải làm cho các khối đồng nhất”.

Tới năm 2001, sau hàng loạt các thử nghiệm, và tham khảo ý kiến chuyên gia, một tiêu chuẩn quốc gia về gạch lát tăng xúc giác được công bố. Tiêu chuẩn bắt buộc trở thành:

  • Mẫu khối với 5 x 5 điểm nổi dành cho gạch báo nguy hiểm
  • Mẫu khối với 4 thanh dài song song cho gạch định hướng.
Mẫu khối tenji 5x5 và mẫu khối 4 thanh dài song song
Mẫu khối tenji 5×5 và mẫu khối 4 thanh dài song song

Điều này dẫn tới việc thực hiện tiêu chuẩn trên toàn cầu từ Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế. Anh, Úc, Mỹ cũng trở thành một trong những nước đầu tiên áp dụng công nghệ này, kết hợp gạch lát nổi vào hệ thống giao thông, môi trường đô thị vào năm 1990.

Kể từ đó, các khối Tenji được giới thiệu ở hầu hết các châu lục, và số lượng quốc gia áp dụng nó tiếp tục tăng lên.

Ngày nay, nó có thể được tìm thấy trên hầu hết các vỉa hè, đường dành cho người đi bộ ở Nhật Bản. Luật pháp Nhật Bản yêu cầu, tất cả các tòa nhà có diện tích hơn 2.000 mét vuông phải có phần bề mặt nhô cao lên, gần các địa điểm có mối nguy hiểm tiềm ẩn. Ví dụ như khu vực thang cuốn, cầu thang, đường dốc, sân ga. Cũng như nên lắp đặt các khối Tenji xung quanh khu vực ngoài trời của nhà ga, các đường định hướng trải dài từ lối vào nhà ga đến các gian hàng, hoặc sân ga.

Còn đối với các không gian công cộng có diện tích nhỏ hơn, cần phải có nghiên cứu hợp lý để tối ưu việc lắp đặt chúng.

Hiệu quả cho người khiếm thị được chứng minh

Kazuhiro Matsumoto, một thành viên của Nippon Lighthouse cho biết: “Tôi đã từng ngã cầu thang trước khi đổi tàu vì không có khối Tenji để hướng dẫn tôi. Bây giờ, nhờ các khối tenji, tôi có thể tránh xa nguy hiểm”.

Matsumoto, một người thường sử dụng cách lát xúc giác bằng gậy khi đi làm ở Fukuoka nói, nó tăng thời gian di chuyển và mang lại sự yên tâm. Nó cũng giúp anh ấy tự tin hơn, đặc biệt là khi ở những nhà ga đông đúc.

“Các khối Tenji không thay đổi cuộc sống của tôi, nhưng nhờ chúng mà số lượng những nơi tôi có thể đi bộ an toàn đã tăng lên,” anh nói. “Tôi không phải lúc nào cũng lo lắng khi đi bộ”.

Tấm gạch lát tăng xúc giác có thể hướng dẫn một người khiếm thị lên đỉnh cầu thang máy
Tấm gạch lát tăng xúc giác có thể hướng dẫn một người khiếm thị lên đỉnh cầu thang máy

Theo Shoji Matsushita, một nhà nghiên cứu và huấn luyện tại Nippon Lighthouse, học là chìa khóa để sử dụng Tenji một cách dễ dàng.

Matsushita nói: “Cách hiểu của mọi người về lát gạch tăng xúc giác là khác nhau, và môi trường đôi khi có thể khiến việc theo dõi trở nên khó khăn hơn, vì vậy chúng tôi khuyến khích tập đi bộ”.

Cristina Hartmann, một tác giả bị mù lẫn điếc ở New York, cũng gặp vấn đề khi tiếp xúc với các khối Tenji khi cô tới du lịch tại Nhật Bản. “Đá lát tăng xúc giác của Nhật Bản rộng đến mức, ban đầu tôi không hiểu chúng dùng để làm gì”, cô nói. Sau khi học, Hartmann đã có thể đi bộ độc lập hơn (cô ấy thường đi với một người bạn cùng tầm nhìn).

Tuy nhiên, mặt đường lát gạch tăng xúc giác có những hạn chế; chúng chỉ giúp được người khiếm thị điều hướng trong các khu vực có lắp đặt Tenji mà họ đã quen thuộc. Nhưng khi tới một giao lộ lạ, hoặc chuyển sang khu vực nhà ga, họ sẽ không biết phải đi đường nào.

Với Matsumoto, một giải pháp là hướng dẫn bằng giọng nói, thứ thường xuất hiện trong các phần mềm định vị.

Blindsquare sử dụng GPS và la bàn trên điện thoại thông minh để cho người dùng biết, họ đang ở đâu so với những nơi công cộng như quán cà phê, viện bảo tàng hoặc bưu điện. Sau đó, người dùng có thể sử dụng xúc giác định hướng đi và hoàn thành hành trình.

Một phát minh có tên NaviLens, được thiết kế bởi một công ty có trụ sở tại Madrid cùng tên. Công nghệ này sử dụng một điểm đánh dấu đầy màu sắc, dựa trên mã QR, để cung cấp thông tin nghe được mà không cần sử dụng GPS hoặc Bluetooth.

Ứng dụng có thể đọc nhiều điểm đánh dấu từ xa, trong mọi điều kiện ánh sáng, trong 1/30 giây. Ngoài ra, nó hoạt động ở các góc lên đến 160 độ mà không cần lấy nét, điều này rất quan trọng đối với những người dùng không biết vị trí của các điểm đánh dấu.

Javier Pita, Giám đốc điều hành của công ty cho biết: “NaviLens có thể cách mạng hóa việc lát bằng xúc giác, bằng cách cho phép người khiếm thị độc lập trong những không gian không xác định”.

Một điểm đánh dấu dựa trên mã QR, cung cấp thông tin nghe được cho người khiếm thị | Courtesy of NAVILENS
Một điểm đánh dấu dựa trên mã QR, cung cấp thông tin nghe được cho người khiếm thị | Courtesy of NAVILENS

Trong năm 2018, công ty dự kiến ​​sẽ hoàn thành việc lắp đặt những điểm này ở tất cả các ga tàu điện ngầm, và trạm dừng xe buýt của Barcelona. Bắt đầu vào năm 2019, công việc liên quan đến các điểm đánh dấu NaviLens được in trên nhựa vinyl và đặt trên các giao lộ lát đá xúc giác, cũng như tại các lối vào nhà ga, lối ra và các nút giao thông nội thất.

Theo Pita, công ty hiện đã lên kế hoạch hợp tác với tổ chức phi lợi nhuận I-Collaboration Kobe để giới thiệu NaviLens đến thành phố cảng Kobe.

Cùng với sự phát triển của công nghệ, nghiên cứu và phát triển đá lát xúc giác vẫn tiếp tục ở Nhật Bản. Ngay cả khi nó đã được tiêu chuẩn hóa, các chuyên gia cho rằng, việc lát bằng xúc giác có thể được cải tiến tiếp.

Công ty Hirobe Kouki có trụ sở tại Osaka sản xuất đinh tán xúc giác phát quang, hoạt động trong cả ánh sáng và bóng tối, cho phép chúng sử dụng làm điểm đánh dấu khẩn cấp. Công ty cũng cung cấp gốm sứ phát sáng trong bóng tối, có thể được áp dụng cho các cạnh của lối đi, nơi kết thúc lát bằng xúc giác.

Công việc tìm kiếm vật liệu xây dựng tốt hơn cũng tiếp tục dựa trên nghiên cứu, cân nhắc về môi trường và phản hồi, chẳng hạn như các báo cáo về việc lát xúc giác trơn trượt khi ướt.

Nghiên cứu để các khối Tenji bền hơn.

Các khối Tenji cần được thay thế khoảng 10 năm một lần do tiếp xúc và hao mòn. Rất nhiều khu vực cần sửa chưa, nhưng chúng bị bỏ quên, một nhân viên của Nippon Lighthouse là Matsushita chỉ ra, một số khối Tenji của Nhật Bản trước năm 2001 vẫn có thể được nhìn thấy ở Kobe.

Hơn nữa, cũng cần tiến hành kiểm tra sau khi cải tạo hoặc xây dựng công trình khác, để xác định xem có cần lát mới bằng xúc giác hay không. Nếu không làm như vậy, những gì được phát minh để bảo vệ người khiếm thị có thể khiến họ bị thương.

Hiệp hội phúc lợi cho người khiếm thị thành phố Tokyo báo cáo về những trường hợp như vậy để thu hút sự chú ý vào vấn đề. Tại ga Shibamata ở Tokyo, các tình nguyện viên đã tìm thấy những nơi bị thiếu hoặc đặt sai các khối. Trạm dừng Keisei Line cũng có các ô gạch với các vỉ không đồng đều với tổng số 41, 36 hoặc 25.

Theo Yuri của Trung tâm Nghiên cứu An toàn Giao thông, nghiên cứu sâu hơn về màu sắc của gạch lát xúc giác cũng sẽ có lợi hơn.

Nhiều công ty đường sắt đã giới thiệu gạchh lát tăng xúc giác tại các ga
Nhiều công ty đường sắt đã giới thiệu gạchh lát tăng xúc giác tại các ga

Mặc dù các quy định về việc sử dụng các khối màu vàng khá rõ ràng, nhưng một số tổ chức tư nhân lại lắp đặt các khối màu nâu hoặc xám vì lý do thẩm mỹ.

“Màu sắc cũng quan trọng như xúc giác đối với những người có thị lực kém, và có rất nhiều người có thị lực kém trong cộng đồng người khiếm thị”, ông mong muốn màu sắc phải được chuẩn hoá.

Takaki Miyake, giám đốc thông tin của Liên đoàn Người khiếm thị Nhật Bản nói, các màu tương phản là rất quan trọng để sử dụng hiệu quả việc lát gạch tăng xúc giác, nhưng màu vàng nên vẫn là lựa chọn mặc định.

Ông nói: “Mọi người đều biết đến khối tenji màu vàng, và thông báo tại các nhà ga cũng yêu cầu hành khách đợi phía sau vạch màu vàng”.

Nâng cao nhận thức về môi trường an toàn, nhu cầu về Tenji tăng lên.

Arao International Japan có trụ sở tại Kyoto, điều hành một cửa hàng trực tuyến có tên Koujishizai, chuyên giao hàng tấm lát xúc giác trên toàn quốc. Người mua hàng có thể chọn từ loại khối, loại dính và loại đinh tán, hoặc thậm chí chọn xây dựng từ đầu bằng sơn và lưới. Thậm chí có những lựa chọn thảm trải sàn mà không cần keo, để sử dụng trong thời gian ngắn.

Sự đa dạng như vậy cho phép nhiều tổ chức hơn nữa áp dụng việc mở đường cho người khiếm thị. Ông Jun Kawashima, đại diện của Arao cho biết, phương pháp sơn và lưới phù hợp với các tòa nhà mới, trong khi gạch làm sẵn rất lý tưởng cho việc sửa chữa hoặc sửa chữa các điểm nhỏ.

Share this article
0
Share
Shareable URL
Prev Post

Nhật Bản đi sau thế giới ít nhất 20 năm?

Next Post

Ký kết công hàm trao đổi dự án viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Read next

Phố Cầu Gỗ

Nếu là người Hà nội sẽ chẳng ai là không biết phố Cầu Gỗ, đó là một con phố ngắn dài hơn 200m nối từ phố Hàng…
pho cau go
Chú ý: website có sử dụng cookies, tìm hiểu về chính sách tại đây.